Buồn nôn kéo dài hậu COVID

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông.

Di chứng hậu covid có thể là ho khan, mệt mỏi hoặc suy giảm sức đề kháng với những virus vi khuẩn khác. Tuy nhiên, buồn nôn kéo dài cũng là một trong những biểu hiện hậu covid?

1. Nguyên nhân xuất hiện buồn nôn sau khi mắc covid

Nôn nao khó chịu có thể báo hiệu vấn đề thực quản hay rối loạn tiêu hóa. Cảm giác này thường xuất hiện khi hệ thần kinh nhận tín hiệu từ hành tủy. Sự co thắt cơ hoành tại dạ dày không chủ đích kéo đến co thắt thực quản làm giãn tiết diện thực quản sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn. Đây là 2 triệu chứng thường đi song hành với nhau còn buồn nôn nhưng không nôn có thể coi là triệu chứng nôn khan.

Bệnh nhân buồn nôn sau khi mắc covid một phần có thể do chịu ảnh hưởng của thụ thể thứ 3 xuất hiện trong mô biểu bì ống tiêu hóa. Quá trình lây nhiễm virus và xâm lấn đến ống tiêu hóa đã được phát hiện khi bác sĩ theo dõi cơ thể người bệnh. Các bác sĩ cho rằng một lượng rất nhỏ thụ thể ACE 2 đã đủ cho virus có thể tiến vào.

Quy trình phát bệnh của virus Sars CoV 2 chính là nguyên phân gia tăng rồi phá hủy dần sức khỏe đề kháng của con người. Khi cơ thể không còn khả năng chống lại chúng sẽ lan rộng và phá hủy các cơ quan chức năng. Đặc biệt là hệ tiêu hóa khi bị virus tấn công sẽ tổn thương dẫn đến viêm hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân chính mà cơ thể phát tín hiệu buồn nôn.

Buồn nôn cũng có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý bị căng thẳng. Cơ thể người bệnh sau khi mắc covid 19 thường biến đổi tâm lý và tình trạng đó có nguy cơ xấu đi. Từ đó virus tấn công vào sức khỏe tâm thần gây ra tổn thương nghiêm trọng. Một phần lo sợ và mặc cảm sau khi nhiễm virus cũng dẫn đến tâm lý người bệnh suy yếu khó hồi phục sau khi khỏi bệnh.

2. Những giải pháp sử dụng để điều trị buồn nôn kéo dài sau khi khỏi bệnh

Buồn nôn và nôn có thể xuất hiện thường xuyên đối với người bệnh trong giai đoạn xác định dương tính với Sars CoV 2. Tình trạng được xác định cấp tính nếu có kèm theo: tiêu chảy, mệt mỏi, khó ăn và đau bụng. Biểu hiện này theo phân tích sẽ xuất hiện trước khi các vấn đề đường hô hấp được phát hiện.

Sau khi khỏi covid bệnh nhân có thể giảm dần nhưng nếu buồn nôn vẫn kéo dài có thể do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không đảm bảo. Để điều trị, các bác sĩ đã chọn 2 phương án là dùng thuốc và không dùng thuốc. Mỗi phương án sẽ có hiệu quả nhất định và phù hợp trên từng đối tượng.

2.1 Điều trị buồn nôn kéo dài bằng thuốc

Prochlorperazine là một loại thuốc có thể chống nôn hoặc giảm cơn buồn nôn do viêm dạ dày ruột cấp tính. Tuy nhiên sau khi sử dụng thuốc người bệnh có thể thấy mắt mờ, táo bón, bí tiểu, hay quên hoặc nhịp tim đập loạn. Ngoài ra một vài trường hợp khác sẽ căng thẳng thần kinh kèm chóng mặt và hạ huyết áp đột ngột.

Loại thuốc này cực kỳ nhạy cảm với đối tượng là bệnh nhi. Trẻ nhỏ dùng sẽ ảnh hưởng nặng đến khả năng phát triển của hệ thần kinh. Vì vậy trẻ dưới 9 kg và phụ nữ có thai không được chỉ định sử dụng thuốc này cho điều trị.

Thuốc chỉ sử dụng dự phòng để điều trị nôn trong tình huống người bệnh có vấn đề thủng đường tiêu hóa hay xuất huyết tại đó hoặc có vấn đề tâm lý không được sử dụng. Người từng mắc u tủy hay suy giảm chức năng tuyến thượng thận cũng không được sử dụng.

Domperidone có cơ chế kháng dopamin nhưng khó xâm nhập được qua hàng nào mạch máu ở não. Tác dụng của thuốc này không mạnh nên sẽ chỉ định dùng ngắn hạn cho các triệu chứng nặng để kiểm soát kịp thời. Thuốc chống chỉ định với người có suy gan, bệnh lý tim mạch, xuất huyết hệ tiêu hóa, tắc ruột và phụ nữ mang thai.

2.2 Điều trị buồn nôn kéo dài không cần sử dụng thuốc

  • Điều trị theo YHCT

Bấm huyệt và châm cứu là các phương pháp trị liệu với hệ thần kinh khá hiệu quả.

+ Phương huyệt: Hợp cốc, Nội quan, Thái xung và An miên

+ Cách ấn huyệt: Xác định vị trí các huyệt trên, dùng ngón tay day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, mỗi huyệt 2-3 phút, thực hiện cả 2 bên

Ngoài ra với nhưng trường hợp buồn nôn kéo dài nên kết hợp dùng thêm thuốc YHCT để tăng hiệu quả điều trị. Các vị thuốc còn giúp giảm các triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ, ăn kém,... Rất tốt . Vậy Bạn cần thăm khám Bác sĩ YHCT để được kê đơn phù hợp và an toàn.

  • Nước gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị, có tác dụng giải biểu tán hàn, ôn trung, cầm nôn. Công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Cách dùng: Lấy 3-4 lát gừng tươi để cả vỏ pha hoặc đun với 100ml nước ấm uống ngay.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Người bệnh thường khó khăn việc ăn uống sau khi hồi phục. Các vấn đề như ăn quá nhiều hoặc rối loạn tiêu hóa sẽ khiến đường ruột bị tổn thương. Sau khi hồi phục covid, bạn nên chọn món ăn dễ tiêu và chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa.

  • Hạn chế đồ ăn sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc chất bảo quản. Hạn chế sử dụng và mua thực phẩm chế biến tại nhà sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

3. Lời khuyên cho bệnh nhân từng mắc covid

Trong trường hợp người bệnh hết covid vẫn buồn nôn nên báo lại cho bác sĩ. Việc sử dụng thuốc điều trị chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Nếu lạm dụng sẽ khiến người bệnh trở nên mệt mỏi và ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Nếu xuất hiện cảm giác buồn nôn hãy nghiêng người ra phía sau hoặc di chuyển phân tán sự tập trung. Bạn cần chọn nơi thoáng mát không khí trong lành để tránh căng thẳng hay lo âu sau quá trình hồi phục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan