Bộ Y tế khuyến cáo: Không sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân để đảm bảo an toàn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Buồng khử khuẩn toàn thân là một trong những sáng chế để giúp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới, tuy nhiên, trước đề xuất của các đơn vị về buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã có khuyến cáo cụ thể.

1. Phòng chống dịch bệnh

Trong khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới và cả Việt Nam thì nhiều tổ chức, Viện nghiên cứu đã dành thời gian để nghiên cứu và lắp đặt sản phẩm buồng khử khuẩn toàn thân di động với mong muốn có thể phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chiều ngày 26/3/2020, Bộ Y tế đã có khuyến cáo về việc sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Buồng khử khuẩn toàn thân đang được đề xuất có cấu tạo gồm 1 buồng (phun sương dung dịch clo hoạt tính) hoặc gồm 2 buồng nối tiếp nhau, trong đó, buồng 1 phun khí ozone nồng độ 0,12ppm trong 30 giây và buồng 2 có phun sương (hạt sương 5μm) nước điện hóa (là dung dịch anolyte hay nước Javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính) trong 30 giây.

Trên thực tế, Ozone lại là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ em và những người đang có bệnh đường hô hấp. Khuyến cáo của Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ đã chỉ ra rằng, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10 ppm tại bất cứ thời điểm nào mới có thể đảm bảo cho sức khỏe con người.

Bộ Y tế cho rằng thiết bị này chưa đủ cơ sở đảm bảo an toàn, không nên sử dụng
Bộ Y tế cho rằng thiết bị này chưa đủ cơ sở đảm bảo an toàn, không nên sử dụng

Đặc biệt, chưa có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường, cũng chưa có nghiên cứu nào được công bố có thể chỉ ra dung dịch clo hoạt tính dạng phun sương có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây. Ngược lại, Clo hoạt tính dạng phun sương là loại rất dễ xâm nhập vào đường hô hấp và phổi, có thể gây hại cho con người khi hít phải.

2. Không sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân để đảm bảo an toàn

Bộ Y tế đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua vì chưa đủ tài liệu minh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.

Trong thời gian chờ đợi, Bộ Y tế khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng để đảm bảo an toàn, để phòng ngừa dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra thì mọi người hãy thực hiện những biện pháp cơ bản như không đi ra ngoài nếu không cần thiết, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m nếu phải đi ra ngoài và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay...

rửa tay thường xuyên
Người dân nên thường xuyên rửa tay với xà phòng giúp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh

Đối với phòng áp lực âm, đây là phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm chéo chứ không phải để điều trị bệnh, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus. Chính vì thế, người dân khi có biểu hiện ho, sốt, đau tức ngực... thì nên thực hiện cách ly tại nhà và thông báo với cơ quan y tế để có biện pháp điều trị sớm nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • covid-19
    Danh sách các tỉnh thành tại Việt Nam đã có COVID

    Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, dịch Covid bùng phát trở lại với ca bệnh số 416 tại Đà Nẵng. Đây là ca bệnh đầu tiên sau 99 ...

    Đọc thêm
  • F1 test nhanh Covid âm tính có an toàn không?
    Test nhanh dương tính cần làm gì?

    Sau khi test nhanh dương tính, người nhiễm Covid-19 cần bình tĩnh, nên đeo khẩu trang ngay, không tiếp xúc với người khác. Sau đó, gọi điện báo kết quả xét nghiệm cho trung tâm y tế nơi cư trú ...

    Đọc thêm
  • đặc điểm của biến thể Omicron
    Các đặc điểm của biến thể Omicron

    Người dân trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về biến thể của bệnh COVID-19 mang tên biến thể Omicron. Vậy các đặc điểm của biến thể này ...

    Đọc thêm
  • Test nhanh gộp mẫu là gì?
    Test nhanh gộp mẫu là gì?

    Các xét nghiệm phân tử, chẳng hạn như phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) đã được sử dụng rộng rãi trong đại dịch coronavirus 2019 (COVID-19), kỹ thuật này tốn kém và tốn nhiều nguồn lực. Như một ...

    Đọc thêm
  • Nam giới test PCR có chỉ số CT 29,91 có nguy cơ lây nhiễm không?
    Chỉ số CT bao nhiêu là âm tính?

    Chỉ số CT là một chỉ số có giá trị cao trong xét nghiệm RT-PCR nhằm phát hiện sự có mặt của virus Covid. Chỉ số CT tỷ lệ nghịch với tải lượng virus trong cơ thể và tỷ lệ ...

    Đọc thêm