Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Đái dầm là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em. Với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên không ít trường hợp khi lớn lên, bệnh đái dầm vẫn không biến mất, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

1. Đái dầm là bệnh gì?

Đái dầm ( tiểu dầm) là tình trạng trẻ không tự chủ khi đi tiểu trong lúc ngủ say vào ban đêm.

Cần phân biệt rõ đái dầm ban đêm và tiểu đêm. Tiểu đêm tức là bạn thức dậy để đi tiểu vào ban đêm và sau đó ngủ lại.

Một số trẻ không phải bị đái dầm mà mắc tình trạng tiểu cấp bách không kiểm soát, tức là trẻ ý thức được việc đi tiểu nhưng không đủ thời gian đủ để đi vệ sinh. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau.

2. Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, đái dầm được xem là vấn đề sức khỏe do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện chức năng đường tiết niệu. Khi ở giai đoạn này, cha mẹ không nên la mắng trẻ khi trẻ đái dầm, cần kiên nhẫn giúp trẻ qua giai đoạn phát triển này. Nếu trẻ sợ hãi, bị cảm thấy áp lực, thì tình trạng đái dầm của trẻ sẽ chỉ càng thêm trầm trọng và tồi tệ hơn.

Nếu tình trạng đái dầm vẫn tiếp tục kéo dài , không nên chủ quan, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời từ bác sĩ.

Nếu đến lứa tuổi trưởng thành mà trẻ vẫn đái dầm thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau, đặc biệt người bệnh có nguy cơ tử vong:

  • Đột quỵ: khoảng 6% trường hợp mắc bệnh đái dầm bị tai biến mạch máu não ( đột quỵ).
  • Người bệnh bị viêm não cấp tính: tình trạng đái dầm và tiểu không kiểm soát là biểu hiện của bệnh này.
Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?
Hội chứng Williams - Beuren mắc chứng đái dầm
  • Người bệnh bị rỗng tủy sống
  • Khoảng 50% trường hợp mắc hội chứng Williams - Beuren mắc chứng đái dầm
  • Những trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý cũng thường đái dầm đặc biệt là chứng đái dầm ban ngày ở trẻ.
  • Người bệnh bị đái tháo đường
  • Bàng quang nhỏ hơn bình thường
  • Đường tiểu của bệnh nhân bị nhiễm trùng nên cảm giác lúc nào cũng khó chịu và muốn đi tiểu
  • Có thể bệnh nhân mắc các chứng rối loạn thần kinh
  • Bàng quang bị kích thích do táo bón nhiều gây ra

Nếu như chỉ liên quan đến vấn đề ý thức thì đái dầm không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, khi đái dầm là biểu hiện nguy cơ mắc bệnh lý nào đó thì cần được thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác buốt khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ
  • Có hiện tượng sưng phù ở bàn chân
  • Sau một thời gian đã khỏi, bệnh đái dầm quay trở lại

3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái dầm

Sau đây là một số yếu tố khiến cho nguy cơ mắc bệnh đái dầm tăng lên:

Đối với trẻ em

  • Trước khi đi ngủ uống nhiều nước
  • Buổi sáng hoạt động quá nhiều
  • Các thành viên trong gia đình mắc chứng đái dầm
Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?
Trước khi đi ngủ uống nhiều nước tăng nguy cơ mắc bệnh đái dầm

Đối với người lớn

  • Vùng chậu đã từng bị chấn thương, có nguy cơ mắc tiểu cầu cấp bách không thể kiểm soát
  • Thường căng thẳng, bất an
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Khi ngủ, bạn bị ngưng thở
  • Tình trạng táo bón mãn tính
  • Bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não

Khi tình trạng đái dầm vẫn kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và chữa trị dứt điểm. Đái dầm nhiều thường không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tuy nhiên những rắc rối mà nó đem lại trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó tình trạng đái dầm nhiều còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó, vì vậy không nên chủ quan.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan