Insulin và sức mạnh bộ xương

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Insulin là biện pháp điều trị chủ lực trong bệnh đái tháo đường type 1 và được sử dụng để điều trị bổ sung cho đái tháo đường type 2. Insulin hoạt động như một hormone có tác dụng đồng hóa trên xương, tăng tái tạo xương. Bằng chứng dựa trên thực tế là bệnh nhân đái tháo đường type 1 có khối lượng xương đỉnh thấp hơn do thiếu hụt insulin.

1. “Công” của insulin đối với bộ xương

Insulin tham gia điều hòa chức năng nguyên bào xương (tiền thân của tế bào tạo xương). Insulin làm tăng khả năng tăng sinh và biệt hóa các tế bào gốc trung mô thành tế bào tạo xương. Trong một nghiên cứu sử dụng mô hình chuột, thiếu insulin gây ra loãng xương với giảm hình thành xương và tăng tiêu xương. Theo một nghiên cứu lâm sàng, loãng xương và gãy xương là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân người lớn và trẻ em mắc bệnh đái tháo đường type 1- đối tượng bị thiếu hụt Insulin tuyệt đối. Trong một nghiên cứu theo dõi kéo dài 7 năm ở những bệnh nhân trẻ tuổi (20–36 tuổi) bị đái tháo đường type 1, liệu pháp insulin giúp tăng cường ổn định mật độ khoáng xương và giảm các dấu hiệu hủy xương. Trong bệnh đái tháo đường type 2, hiện tượng đề kháng insulin làm giảm hiệu quả của insulin trong việc thúc đẩy hấp thu và sử dụng glucose, dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối. Cơ thể sản xuất bù đắp lượng insulin để duy trì mức đường huyết ổn định, dẫn đến tăng insulin máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đề kháng insulin, đặc biệt là tăng insulin máu, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức mạnh của xương so với khối lượng bộ xương.

loãng xương
Những người thiếu insulin dễ có nguy cơ loãng xương hơn người khỏe mạnh

2. “Tội” của insulin với bộ xương

Nhìn chung, Insulin có tác động tích cực bằng cách khôi phục mức bình thường của glucose lưu thông, tăng hoạt động tạo xương. Insulin có thể tác động tiêu cực làm tăng nguy cơ gãy xương do gây hạ đường huyết và té ngã. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng ở những con chuột thiếu thụ thể insulin, quá trình tạo xương giảm, tăng huỷ xương và giảm chu chuyển xương. Đối với nguy cơ gãy xương, các nhà khoa học vẫn còn tranh luận vai trò của insulin ảnh hưởng trung tính đến nguy cơ gãy xương, tăng nguy cơ gãy xương hay giảm nguy cơ gãy xương?

Insulin là một trong các thuốc được sử dụng điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường trong nhiều năm. Tuy nhiên, mối liên quan giữa việc sử dụng insulin và nguy cơ gãy xương trên bệnh nhân đái tháo đường vẫn còn nhiều tranh cãi. Điều quan trọng là các nhà khoa học vẫn đang làm rõ vấn đề này. Vì gãy xương, đặc biệt gãy xương hông và đốt sống là nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường.

Các cơ chế làm tăng nguy cơ gãy xương ở những người sử dụng insulin vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Như đã nêu trên, insulin nội sinh (insulin do cơ thể tự sản sinh) là một chất đồng hóa trong xương, trong khi tác dụng của insulin ngoại sinh (insulin tiêm) vẫn còn mơ hồ. Liệu pháp insulin ngoại sinh loại bỏ tác động của insulin nội sinh như một chất đồng hóa trên xương. Thứ hai, những người sử dụng insulin thường đã bị tăng đường huyết mãn tính, có thể làm giảm chất lượng xương. Thứ ba, bệnh nhân cần sử dụng insulin thường có tiền sử bệnh tiểu đường lâu năm và bị các biến chứng tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của gãy xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiến triển làm tăng nguy cơ gãy xương. Thứ tư, điều trị bằng insulin có khả năng làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết. Những bệnh nhân được điều trị bằng insulin có nhiều khả năng té ngã và bị gãy xương do ngã trong cơn hạ đường huyết so với những bệnh nhân không được điều trị bằng insulin. Cuối cùng, những người sử dụng insulin có nhiều khả năng mắc bệnh võng mạc tiểu đườngbệnh thần kinh ngoại biên. Các vấn đề này làm tăng rối loạn dáng đi lắc lư, mất thăng bằng mãn tính và suy giảm thị lực của cơ thể. Tất cả nguy cơ này đều gây té ngã và gãy xương.

Nhìn mờ là biểu hiện của võng mạc tiểu đường không tăng sinh
Bệnh võng mạc tiểu đường là một dấu hiệu của tình trạng sử dụng insulin

Tóm lại, Insulin là thuốc điều trị chủ lực trong đái tháo đường. Insulin có các tác động nhất định đối với bộ xương. Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát đường huyết, người bệnh nên quan tâm đến sức khỏe bộ xương nhằm phát hiện và xử trí sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

572 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan