Ảnh hưởng của giày cao gót tới xương khớp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Mang giày cao gót trong suốt cả ngày hoặc trong thời gian dài làm tăng thêm áp lực lên các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến đầu gối, hông, lưng và gân Achilles của bạn.

1. Bệnh xương khớp khi đi giày cao gót?

Khi đi giày cao gót, cơ thể phải điều chỉnh và thay đổi trọng lượng tổng thể và trọng tâm của nó để bù vào gót giày. Gót giày càng cao thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về lưng, hông và đầu gối càng lớn. Khi đi giày cao gót, cơ thể đẩy trọng tâm về phía trước làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau lưng, theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống...

Đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.

Đau gót chân
Đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân

Với thói quen mang giày cao gót từ 7cm trở lên, gân cơ bắp chân và bắp chân có thể đối mặt với những thay đổi về hình dạng. Khi gót giày đẩy gót chân con người lên, gân Achilles và cơ bắp chân sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng. Gân có thể rút ngắn và các cơ có thể cứng lại và định hình lại. Điều này có thể xảy ra ở những người thường xuyên đi giày cao gót và có thể tạo ra những cơn đau ở chi dưới của cơ thể.

Với những bạn thường xuyên đi giày cao gót bít mũi trong thời gian dài, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”, khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân, do đó sẽ gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân.

2. Hạn chế ảnh hưởng của giày cao gót tới xương khớp

Đi giày cao gót có hại không? Câu trả lời là có. Nhưng đây cũng là phụ kiện thời trang không thể thiếu của các chị em, do đó thật khó để bỏ thói quen đi giày cao gót. Dưới đây là những lời khuyên giúp chị em có thể diện những đôi giày cao gót yêu thích mà không ảnh hưởng đến xương khớp:

  • Bạn không nên mang giày cao gót liên tục suốt một ngày làm việc hoặc trong suốt một khoảng thời gian dài
  • Nên chọn giày có độ cao vừa phải, nên dưới 7 cm
  • Chọn giày có kích thước vừa vặn với chân vì nếu đi giày quá rộng sẽ khiến chân trượt về phía trước nhiều hơn vào tạo sức ép vào ngón chân. Còn đi giày quá chật sẽ dễ làm tổn thương cơ gân ở gót chân dẫn tới đau nhức và mắc bệnh xương khớp.
  • Nên chọn giày được làm từ chất liệu mềm mại, giày hở mũi và tránh các loại giày cao gót mũi nhọn, hẹp để có đủ không gian cho bàn chân và các ngón chân.
  • Sử dụng thêm miếng lót giày chất liệu mềm sẽ giúp chân bạn được thoải mái hơn.
  • Khi cởi giày cao gót, bạn nên dùng tay massage toàn bộ lòng bàn chân để giúp máu lưu thông tốt. Ngâm chân vào nước ấm trong khoảng 20-30 phút.
  • Thay đổi thói quen tập thể dục của bạn: Giảm căng thẳng thường xuyên ở đầu gối, hông và lưng dưới trong khi tập thể dục.
Giày cao gót
Sử dụng thêm miếng lót giày chất liệu mềm sẽ giúp chân bạn được thoải mái hơn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan