Biến chứng của viêm bàng quang

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm bàng quang là một thuật ngữ y tế. Hầu hết trường hợp viêm là do vi khuẩn, còn có thể gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Ít phổ biến hơn, viêm bàng quang còn có thể xảy ra như là phản ứng đối với một số loại thuốc, liệu pháp bức xạ hoặc chất kích thích.

Viêm bàng quang gây ra nhiều tình trạng khó chịu như tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu đục. Nếu bệnh để lâu ngày, không có hướng xử lý sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tình trạng viêm nhiễm bàng quang có thể gặp ở mọi đối tượng từ nam giới tới nữ giới, trẻ em... trong đó nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do cơ quan sinh dục nữ đặc biệt hơn nên dễ gây ra viêm nhiễm , bên cạnh một số thói quen tạo điều kiện thuận lợi cho viêm bàng quang ở nữ giới như: uống ít nước, hay nhịn tiểu, ít vận động...

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cao hơn

1. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm bàng quang

Khi bị mắc viêm bàng quang, người bệnh có thể sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Rất mót tiểu, mót tiểu dữ dội và dai dẳng, đây là triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và lo lắng.
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Đi tiểu dắt, có thể tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Luôn luôn có cảm giác căng tức vùng bụng dưới thậm chí nhiều khi có sốt nhẹ.
  • Ở trẻ em có thể bị tè dầm nhiều vào ban đêm khi bị viêm bàng quang.

Nếu có các triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy có vi khuẩn gây bệnh, có máu hay mủ hoặc cả hai trong nước tiểu.

Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được
Người bệnh có thể bị tiểu mót, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu

2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm bàng quang

  • Nhiễm trùng thận, suy thận

Viêm bàng quang là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng thận. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ bàng quang đi ngược lên trên thận. Nếu bệnh để lâu sẽ gây tổn hại đến thận, có thể một hoặc hai thận, dẫn đến suy thận, một số ít trường hợp nặng do tổn thương cả hai thận có thể phải chạy thận chu kỳ

  • Tiểu ra máu, thiếu máu

Bệnh viêm bàng quang khi trở nặng, người bệnh sẽ bị đi tiểu ra máu do máu bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tiểu ra máu kéo dài có nguy cơ dẫn tới thiếu máu

  • Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Đối với nam giới, đường bài xuất nước tiểu ở niệu đạo cũng đồng thời là đường xuất tinh, có mối liên hệ mật thiết giữa đường tiết niệu và đường sinh dục. Những viêm nhiễm ở đường tiết niệu có thể lan sang cơ quan sinh dục như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản, nguy cơ hiếm muộn.

  • Bàng quang tăng hoạt:

Tình trạng viêm bàng quang kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng lên thành bàng quang, thần kinh bàng quang, gây lên tình trạng bàng quang tăng kích thích, đi tiểu nhiều lần do khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang ít hơn.

Chính vì vậy, viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm . Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già rất dễ bị tổn thương thận do nhiễm khuẩn bàng quang ít được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

51K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Viêm đường tiết niệu
    Viêm đường tiết niệu: Những điều cần biết

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection - UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ thống tiết niệu - thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Sỏi niệu quản là nguyên nhân gây nghẽn đường tiết niệu
    Làm cách nào để đẩy sỏi niệu quản ra nào?

    Chào bác sĩ. Trước đó tôi bị đau dữ dội, đi chụp phim thì thấy có viên sỏi niệu quản kích thước 5mm. Hiện giờ tôi đã hết đau nhưng viên sỏi vẫn nằm đó. Bác sĩ cho tôi hỏi ...

    Đọc thêm
  • Điều trị sỏi thận như thế nào?
    Điều trị sỏi thận như thế nào?

    Em bị sỏi thận 4 - 5ml cả 2 bên. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị sỏi thận như thế nào? Em nên uống loại thuốc nào là tốt nhất để bào mòn và làm tan sỏi thận? ...

    Đọc thêm
  • Shinpoog Cefaxone
    Công dụng thuốc Shinpoog Cefaxone

    Thuốc Shinpoog Cefaxone được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng, hệ tiêu hóa, máu và sinh dục... Cùng tham khảo một số thông tin về Shinpoog Cefaxone sẽ giúp bạn ...

    Đọc thêm
  • cabemus
    Công dụng thuốc Cabemus

    Thuốc Cabemus được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị hiệu quả cho các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, xương khớp và tiêu hoá,... Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm