Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Bệnh đa hồng cầu phần nhiều gặp ở bào thai, trẻ sơ sinh ở những người mẹ trong máu có Rh âm. Bệnh thường khó phòng và khó chữa do hầu hết người Việt Nam đều có kháng nguyên Rh dương trong máu, còn lại một phần nhỏ có kháng nguyên Rh âm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa căn bệnh, tránh những nguy cơ gây hại cho trẻ sơ sinh.
1. Cách xác định bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Chỉ số Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi > 65%.
Hematocrit máu tĩnh rốn hay hematocrit máu động mạch > 60%.
- Khi trẻ đã đủ tháng: Ht máu tĩnh mạch rốn lúc sinh > 50%.
- Ht máu tĩnh mạch rốn 2 giờ sau sinh > 60%.
- Ht máu tĩnh mạch rốn 6 giờ sau sinh > 50%
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Ba nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh:
Nhóm nguyên nhân đầu tiên là do máu từ nhau thai truyền sang con hay gặp phải các trường hợp dưới đây:
- Cắt rốn chậm (chậm 1 phút khối lượng máu tăng thêm cho trẻ là 84ml/kg, cắt rốn chậm 2 phút khối lượng máu trẻ tăng thêm là 93ml/kg)
- Ép cuống rốn (Cord stripping)
- Đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ khi cắt rốn.
- Máu mẹ truyền sang con (tăng co bóp tử cung do mẹ dùng thuốc kích thích, trước khi cắt rốn).
- Truyền máu con sang con (sinh đôi).
Nhóm nguyên nhân thứ 2 là do kém nuôi dưỡng nhau thai (tăng tạo HC do thiếu oxy mạn tính trong tử cung):
- Suy dinh dưỡng thai: do mẹ ăn uống không điều độ, làm việc quá sức
- Mẹ bị cao HA (nhiễm độc thai nghén, bệnh thận mạn tính).
- Thai già tháng.
- Mẹ có bệnh tim phổi mãn tính
- Người mẹ có sử dụng các chất kích thích trong quá trình mang thai như: hút thuốc, uống rượu bia, nước có gas
Nhóm nguyên nhân cuối cùng là do các tình trạng bệnh lý khác gây nên như: mẹ mắc bệnh tiểu đường, thai to. Trẻ bị cường thận bẩm sinh, hội chứng Beckwith – Wiedemann, suy giáp bẩm sinh. Trong quá trình mang thai mẹ dùng propranolol hoặc trẻ bị mất nước, thiếu nước.
3. Những chẩn đoán liên quan đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu lâm sàng là khi da của trẻ sơ sinh thường sẽ đỏ quá mức, có thể kèm theo có các biểu hiện sau:
- Thần kinh: Trẻ bú kém, ngủ li bì, giảm trương lực cơ, cơn ngừng thở ngắn, co giật, nghẽn mạch máu não.
- Về tim mạch – hô hấp: trẻ tím tái thở nhanh, suy tim, tim to, tăng sức cản đường hô hấp, tăng đậm rốn phổi trên Xquang.
- Thận và các cơ quan khác: Tắc mạch, giảm tiểu cầu, vàng da tăng, hạ đường máu, nhồi máu tinh hoàn, viêm ruột hoại tử, đông máu trong mạch rải rác.
4. Địa chỉ uy tín nhằm điều trị và phát hiện sớm bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện cũng khó điều trị. Vì vậy khi mang thai người mẹ cần phải biết chăm sóc tốt cho bản thân như: ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh tiếp xúc và làm việc ở những môi trường độc hại. Tại Vinmec, các em bé sau sinh sẽ được Bác sĩ khoa Nhi thăm khám hàng ngày, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường hoặc sàng lọc những bé có nguy cơ để chỉ định xét nghiệm kiểm tra và điều trị cho bé.
Việc thăm khám và xét nghiệm thường quy, phát hiện những nguy cơ gây bệnh ngay trong thời kỳ mang thai là điều cần thiết mà người mẹ cần thực hiện. Với chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ cung cấp cho thai phụ quá trình theo dõi, kiểm tra sức khỏe để tránh những nguy cơ biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.