Sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?

Hỏi

Chào bác sĩ, tôi muốn được tư vấn xem trẻ nhỏ bị sốt xuất huyển thì ăn gì để tăng tiểu cầu. Con trai tôi bị sốt xuất huyết sang ngày thứ tư, cháu có biểu hiện nôn mửa liên tục, tiểu máu, người thờ ơ, mệt mỏi... Tôi cho cháu đi khám thì được chẩn đoán sốt xuất huyết giảm tiểu cầu. Tôi muốn được tư vấn rõ hơn tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu, giảm bao nhiêu và tôi nên cho cháu ăn gì để tăng tiểu cầu? Xin cảm ơn!

Nguyễn Bích Ngọc ( 35 tuổi )

Trả lời

Chào bạn. Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có giảm tiểu cầu. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một loại bệnh lý miễn dịch. Các kháng thể chống lại tiểu cầu làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ. Xin được giải đáp các câu hỏi của chị như sau:

Sốt xuất huyết tiểu cầu giảm bao nhiêu? Theo WHO, Giảm tiểu cầu được định nghĩa như sự suy giảm nhanh chóng số lượng tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu dưới 150.000/mm3 (< 150 G/L). Giảm tiểu cầu được xem là một tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết.

Tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu? Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu do các lý do:

  • Thứ nhất, Số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm khi nó ức chế tủy xương (là khu vực sản xuất tiểu cầu).
  • Thứ hai, Số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm vì các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus gây tổn thương tiểu cầu.
  • Thứ ba, Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn này đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu trong thời gian người bệnh bị sốt xuất huyết.
  • Thứ tư: Do các tổn thương tăng tính thấm thành mạch, gây thoát mạch các tế bào máu vào khoảng gian bào cũng làm giảm các tế bào máu trong đó có tiểu cầu.

Sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?

  • Một số loại hoa quả: chà là, lựu, kiwi, đu đủ, ổi
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, rau bina súp lơ xanh,...
  • Thực phẩm giàu folate: măng tây, ngũ cốc, cam và rau bina.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: bí đỏ, cà rốt, khoai lang,..
  • Thực phẩm giàu vitamin B12: cá hồi, thịt bò, thịt gà, cá ngừ, gà tây...
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: hạt lanh, óc chó, cá và rau bina...
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: quả mâm xôi, quả nam việt quất, quả dâu tây, quả óc chó,...
  • Thực phẩm giàu chất chống viêm: rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hữu cơ,... Ngũ cốc toàn phần
  • Thực phẩm giàu Vitamin K: gan, cải xoăn...

Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan