Dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hiện nay tỷ lệ mắc rung nhĩ trong dân số vào khoảng 0,4%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Bệnh lý rung nhĩ gây nhiều biến cố tim mạch, gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời, các phương pháp điều trị vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, vấn đề dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ cũng là mối quan tâm lớn.

1. Rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là một trong ba bệnh lý không lây nhiễm hàng đầu thế giới (cùng với suy tim và đái tháo đường). Đây là bệnh lý rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Bệnh nhân rung nhĩ bị tăng 3-5 lần nguy cơ đột quỵ, 3 lần nguy cơ suy tim và nguy cơ tử vong tăng 1,5-3 lần.

Rung nhĩ là loạn nhịp nhanh trên thất đặc trưng bằng các hoạt động không đồng bộ của nhĩ kèm theo suy chức năng cơ học của nhĩ.

Khoảng 30% rung nhĩ được cho là vô căn, tức không có nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, nam giới, uống rượu, rối loạn chức năng tuyến giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý van tim,...

2. Triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán của rung nhĩ

Một số bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng hoặc biểu hiện chỉ thoáng qua(11%). Các triệu chứng thường gặp nhất của rung nhĩ:

Các xét nghiệm ứng dụng trong chẩn đoán rung nhĩ hiện nay:

ECG điện tim điện tâm đồ
Người bệnh cần được đánh giá rung nhĩ qua điện tâm đồ

3. Hướng dẫn xử trí bệnh nhân rung nhĩ

Ba mục đích chính trong điều trị bệnh nhân rung nhĩ:

a) Kiểm soát tần số tâm thất: thuốc Digitalis, chẹn Beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi.

b) Chuyển loạn nhịp tim về nhịp xoang bình thường:

  • Amiodarone, Ibutilide (thuốc mới)
  • Chuyển nhịp bằng sốc điện: Lựa chọn được chỉ định khi bệnh nhân đã được dùng đủ liều thuốc chống đông, đây là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh loạn nhịp.

c) Điều trị thuốc chống đông ngăn ngừa rung nhĩ đột quỵ: Thuốc kháng vitamin K, Heparin.

Tùy thuộc vào từng loại rung nhĩ, các bệnh lý đi kèm mà có cách xử trí khác nhau.

Một số phương pháp điều trị khác ở cơ sở có khoa Tim mạch can thiệp:

  • Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: được lựa chọn khi bệnh nhân thất bại hoặc kém đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc tần số tâm thất chậm (dưới 60 lần/phút)
  • Triệt phá rung nhĩ bằng ống thông
  • Phẫu thuật (áp dụng tại cơ sở có trung tâm phẫu thuật tim)

4. Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Sự co bóp không hiệu quả của tâm nhĩ sẽ làm giảm sự đổ đầy máu vào tâm thất gây ra tình trạng ứ đọng máu dẫn đến hình thành cục huyết khối trong tim trái. Nguyên nhân chính gây ra biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là do sự tắc các mạch máu nuôi não do cục huyết khối.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở các bệnh nhân rung nhĩ bao gồm thang điểm CHADS2 và CHA2DS2-VASc.

Chúng ta có thể tham khảo các thành phần yếu tố nguy cơ trong thang điểm để từ đó có thể phòng ngừa và tầm soát bệnh tật tốt hơn:

  • Tuổi: ≥75
  • Giới tính: nữ
  • Tiền sử đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc thuyên tắc mạch
  • Các bệnh lý nội khoa đi kèm: Suy tim, Tăng huyết áp, Đái tháo đường, bệnh lý mạch máu khác.
Tăng huyết áp vô căn – Căn bệnh nguy hiểm của tuổi già
Bệnh lý tăng huyết áp là một trong các nguy cơ gây đột quỵ

5. Phương pháp dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Mục tiêu điều trị rung nhĩ là dự phòng các biến chứng do dung nhĩ gây ra: vì rung nhĩ dễ hình thành cục máu đông có thể di chuyển vào tuần hoàn và đi khắp cơ thể dẫn đến tắc mạch, trong đó thường gặp nhất là mạch não gây đột quỵ não.

Các thuốc chống đông có cơ chế làm loãng máu, được chứng minh làm giảm khả năng tạo huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ, ngược lại nó làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân, do đó mỗi loại thuốc chống đông đều có những lợi ích và tác dụng phụ khác nhau, Một số thuốc chống đông được khuyến cáo dự phòng đột quỵ gồm:

Vậy người bệnh rung nhĩ có thể làm những gì để chủ động chăm sóc và tăng cường sức khỏe?

  • Chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết: hạn chế hấp thu các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, giảm lượng muối, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và các hạt ngũ cốc.
  • Phương pháp rèn luyện thân thể: các bài tập thể dục hằng ngày, tăng cường thể chất thực sự mang lại hiệu quả đáng kể, đặc biệt đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ từ các bệnh lý tim mạch khác kèm theo.
  • Bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia và các chất kích thích khác gây hại đến tim mạch nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
  • Nếu bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch đi kèm cần uống thuốc đều đặn, kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mức cholesterol trong máu.
  • Theo dõi, khám định kỳ để có thể tầm soát sớm cũng như điều trị kịp thời.

Như vậy, việc dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là một trong những vấn đề đáng quan tâm để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, do đột quỵ gây nên.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán rung nhĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan