Chỉ định và chống chỉ định siêu âm tim qua đường thực quản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Lê Hồng Minh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Siêu âm tim qua đường thực quản vẫn là một định nghĩa mới lạ với rất nhiều người, và khiến cho không ít bệnh nhân băn khoăn và lo ngại khi được chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Vậy siêu âm tim qua thực quản là gì, được chỉ định trong trường hợp nào và chống chỉ định ra sao?

1. Siêu âm tim qua thực quản là gì?

Siêu âm tim qua đường thực quản chính là một loại xét nghiệm thực hiện tái tạo lại hình ảnh trái tim của bạn.

Trong siêu âm tim qua thực quản thì sóng âm đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng có nhiệm vụ tái tạo lại những hình ảnh chi tiết nhất về trái tim của bạn cùng với những mạch máu xuất phát hoặc dẫn đến tim. Không giống như những hình thức siêu âm tim thông thường, phần đầu dò siêu âm tim qua thực quản sẽ tạo ra những loại sóng siêu âm và được gắn vào bởi một ống thống rất nhỏ, đi vào trong qua đường miệng, sau đó đi xuống cổ họng và đi vào trong thực quản của người bệnh.

Vì thực quản là vị trí rất gần với buồng tim nên chúng ta hoàn toàn có thể thu nhận được những hình ảnh chân thực, rõ nét nhất về cấu trúc và van của tim. Sóng siêu âm trong hình thức siêu âm bằng đường thực quản không gây ra những tổn hại đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời có thể thu lại được các hình ảnh chi tiết hơn rất nhiều so với các phương pháp siêu âm đi từ bên ngoài.

Mục đích chính của các xét nghiệm siêu âm qua đường thực quản chính là sử dụng sóng siêu âm để tạo ra các hình ảnh chi tiết nhất về buồng tim, cơ tim, van tim, cùng với lớp bên ngoài tim (hay còn được gọi là màng ngoài tim), và những mạch máu đang kết nối với trái tim của người bệnh.

Thông thường, phương pháp này thường được chỉ định khi bác sĩ muốn biết chi tiết hơn về cấu trúc của trái tim người bệnh, sau khi đã thực hiện những phương pháp siêu âm thường quy khác.

siêu âm tim qua đường thực quản
Siêu âm tim qua thực quản cho kết quả chi tiết về màng ngoài tim của người bệnh

2. Chỉ định siêu âm tim qua đường thực quản khi nào?

Siêu âm tim qua đường thực quản là một phương pháp siêu âm mới phổ biến trong vài năm nay và mang đến nhiều hiệu quả tốt hơn những phương pháp siêu âm cũ, hình ảnh thu được không chỉ cụ thể mà còn chi tiết hơn rất nhiều.

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện siêu âm tim qua đường thực quản trong các trường hợp sau:

2.1 Bệnh nhân thực hiện siêu âm qua thành ngực nhưng cho hình ảnh không rõ ràng

Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Bệnh nhân bị béo phì, hoặc mới mổ xương ức thượng vị, hoặc đang mắc phải bệnh phổi mạn tính.
  • Nhằm tìm kiếm tiểu nhĩ, huyết khối nhĩ (thường được thực hiện trước khi tiến hành mổ tim kín, hẹp hai lá hoặc sốc điện).
  • Bệnh nhân bị viêm nội mạc có nhiễm trùng (van tự nhiên hoặc van nhân tạo).
  • Bệnh nhân bị tim bẩm sinh;
  • Những cấu trúc phía sau (ví dụ như tĩnh mạch phổi, thân chính hoặc nhánh ĐMP, tiểu nhĩ);
  • Thông liên nhĩ;
  • Hẹp eo động mạch chủ.
kết quả siêu âm tim qua đường thực quản
Kết quả siêu âm tim qua đường thực quản

2.2 Siêu âm tim qua đường thực quản trong quá trình phẫu thuật

  • Theo dõi tất cả chức năng của thất trái;
  • Lượng giá tưới máu của cơ tim;
  • Phát hiện những trường hợp hở van;
  • Phát hiện ra bọt khí nằm trong lòng mạch, có thể xảy ra do những thủ thuật;
  • Khảo sát về kết quả của phẫu thuật: sửa van, hoặc đóng luồng thông;
  • Xác định lại vị trí vào hoặc ra trong bóc tách động mạch chủ.

2.3 Siêu âm tim qua đường thực quản trong quá trình phòng hồi sức

  • Hình ảnh nhận được rõ hơn so với siêu âm qua thành ngực;
  • Có trong tất cả những chỉ định của kỹ thuật siêu âm qua thành ngực tại phòng hồi sức.

2.4 Trong các phòng thông tim

  • Xác định được vị trí của ống thông khi kỹ thuật viên cần tiến hành chọc xuyên vách tim(VLN,VLT).
  • Hủy đường dẫn truyền hay ổ ngoại vị bằng điện.

3. Chống chỉ định siêu âm tim qua đường thực quản

Tuyệt đối chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Thiếu sự đồng ý của người bệnh;
  • Bệnh nhân hiện tại không sẵn sàng thực hiện hoặc không hợp tác;
  • Thiếu chuyên môn của kỹ thuật viên trong quá trình đặt nội khí quản TEE;
  • Nghẽn thực quản (ví dụ như bệnh nhân đang bị ung thư, teo thực quản);
  • Xoắn dạ dày;
Xoắn dạ dày
Người bệnh bị xoắn dạ dày không nên siêu âm tim qua đường thực quản
  • Chảy máu đoạn nằm trên dạ dày ruột non;
  • Thủng tạng rỗng;
  • Dạ dày đang chứa đầy thức ăn;
  • Nghi ngờ người bệnh có chấn thương cổ.

Chống chỉ định tương đối trong những trường hợp sau:

  • Xác định chính xác về bệnh thực quản;
  • Giãn tĩnh mạch của thực quản;
  • Có túi thừa của thực quản;
  • Rò thực quản;
  • Bệnh nhân bị viêm thực quản tiến triển;
  • Người bệnh bị ung thư biểu mô, xơ cứng bì, thoát vị dạ dày;
  • Chấn thương vùng thực quản ngực loại kín hoặc hở;
  • Tiền căn có phẫu thuật thực quản;
  • Phẫu thuật tạo hình lại dạ dày nhằm chống trào ngược dạ dày tại thực quản;
  • Bất thường tại cột sống cổ: viêm xương khớp vùng cổ nặng/ bệnh nhân bị gai cột sống cổ, hoặc thoái hóa cột sống cổ;
  • Người bệnh từng phẫu thuật cổ hoặc tiến hành xạ trị vùng cổ;
  • Dị dạng nặng tại vùng hầu họng;
  • Xạ trị lần đầu tại vùng trung thất;
  • Đang bị xuất huyết nội tạng.

Trước khi tiến hành siêu âm tim qua đường thực quản, bệnh nhân cần tiến hành nhịn đói ít nhất 5 tiếng. Điều này sẽ giúp người bệnh không bị trào ngược thức ăn lên trên thùng thực quản và đồng thời không phải trải qua cảm giác khó chịu, buồn nôn khi tiến hành siêu âm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kiêng những loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trước khi thực hiện siêu âm.

Kỹ thuật siêu âm qua đường thực quản góp phần nâng cao hiệu quả điều trị những bệnh lý tim mạch phức tạp. Hơn nữa, siêu âm tim qua đường thực quản không gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện liệu pháp siêu âm này tại những bệnh viện uy tín trên toàn quốc.

siêu âm tim qua đường thực quản
Kỹ thuật siêu âm tim qua đường thực quản cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

493 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan