Thoát vị hoành ở người lớn tuổi

Cơ hoành là một lớp cơ mỏng giúp ngăn cách hai phần ngực và bụng. Khi các tạng trong ổ bụng xuất hiện trong lồng ngực thì được gọi là thoát vị hoành.

1. Thoát vị hoành là gì?

Thoát vị hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày phình ra thông qua cơ lớn ngăn cách giữa bụng và ngực (cơ hoành). Cơ hoành của bạn có một lỗ nhỏ để ống thức ăn (thực quản) đi qua trước khi kết nối với dạ dày. Trong thoát vị hoành, dạ dày đẩy lên qua lỗ đó và vào ngực của bạn.

Các kiểu thoát vị hoành:

  • Loại A: Thoát vị trượt, đây là loại phổ biến nhất gặp ở cả bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi. Trong thoát vị trượt, phần khuyết tâm vị được đẩy lên trên cơ hoành, gây ra tình trạng thoát vị đối xứng một phần trên của dạ dày.
  • Loại B: Thoát vị cuốn, thường là biến chứng của phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản dưới trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Loại C: Hỗn hợp: kết hợp giữa thoát vị trượt và thoát vị cuốn. Cả khuyết tâm vị và phần đáy vị đều được đẩy lên trên cơ hoành, với phần đáy vị di chuyển cao hơn so với khuyết tâm vị.
  • Loại D: Thoát vị phức tạp, thường hiếm gặp. Đây là tình trạng thoát vị trong lồng ngực của các cơ quan khác như đại tràng, ruột non, và mạc nối,...và túi thoát vị bên trên cơ hoành.

2. Nguyên nhân gây thoát vị hoành

Thoát vị cơ hoành có thể gây ra bởi các nguyên nhân:

  • Tổn thương cơ hoành do chấn thương
  • Thoát vị hoành bẩm sinh
  • Tăng áp lực ổ bụng đột ngột do ho, hắt hơi, nôn mửa, rặn khi táo bón, trong khi nâng vật nặng...

3. Triệu chứng của thoát vị hoành

Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh nhân thoát vị hoành thường không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng khác nhau như ợ nóng, ợ hơi, bị khó nuốt, có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở... bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa hoặc đau thắt ngực...

đau ngực
Bệnh thoát vị hoành ở người lớn tuổi có thể gây đau ngực

4. Chẩn đoán thoát vị hoành

Thoát vị hoành thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra hoặc thủ thuật để xác định nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng hoặc đau tức ngực hoặc bụng trên. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên
  • Nội soi đại tràng. Bác sĩ đưa một ống mỏng, linh hoạt được trang bị đèn và camera (ống nội soi) xuống cổ họng của bạn, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày của bạn
  • Áp kế thực quản

5. Điều trị thoát vị hoành

Hầu hết những người bị thoát vị hoành không gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào và sẽ không cần điều trị. Nếu có các triệu chứng, chẳng hạn như chứng ợ nóng tái phát và trào ngược axit, bạn có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nếu bạn bị ợ chua và trào ngược axit, bác sĩ có thể kê đơn:

  • Thuốc kháng acid để trung hòa acid dạ dày
  • Thuốc để giảm sản xuất axit. Những loại thuốc này được gọi là thuốc chẹn thụ thể H2
  • Thuốc ức chế bơm proton

Đôi khi thoát vị hoành cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật thường được sử dụng cho những người dùng thuốc nhưng vẫn không giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit, hoặc có các biến chứng như viêm nghiêm trọng hoặc thu hẹp thực quản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

876 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan