Mẹo để ngừng ợ chua vào ban đêm

Chứng ợ hơi vào ban đêm có thể khiến ta bị đánh thức vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số mẹo để ngừng ợ hơi về đêm, tạo giấc ngủ ngon hơn và tránh các bệnh lý liên quan.

1. Sử dụng gối ngủ

Khi nằm xuống, acid từ dạ dày dễ dàng đi lên thực quản gây nên chứng ợ hơi vào ban đêm. Để khắc phục tình trạng này, nên sử dụng chiếc gối để nâng đầu cao khi ngủ. Nếu vẫn chưa đủ cao, có thể nâng đầu giường với các khối gỗ được đặt dưới đầu giường. Thay đổi cách ngủ bằng cách ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp tiêu hóa và làm dịu tình trạng ợ hơi về đêm.

2. Ăn sớm hơn

Khi bụng no tạo áp lực lên đầu van dạ dày thực quản, nơi ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Vì vậy, đi ngủ khi bụng no khiến chứng ợ hơi vào ban đêm dễ xảy ra hơn. Nên ăn ít nhất 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng ợ hơi về đêm.

3. Tránh món tráng miệng socola và cà phê

Sử dụng socola và cà phê sau bữa tối có thể gây ra chứng ợ hơi vào buổi đêm. Một số loại thực phẩm khác cần tránh như cam quýt, hành tây, đồ uống có ga và thức ăn nhiều chất béo hoặc nhiều vị cay cũng gây nên chứng ợ chua nhiều.

ợ hơi vào ban đêm
Ăn sớm hơn để tránh ợ hơi vào ban đêm

4. Thư giãn trước khi đi ngủ

Không nên thực hiện các hoạt động căng thẳng trước khi ngủ. Tập thể dục mạnh làm cho tình trạng trào ngược axit trở nên tệ hơn. Đi bộ nhẹ sau bữa tối, thư giãn giúp ngăn ngừa chứng ợ hơi vào ban đêm.

5. Tránh ăn quá nhiều vào bữa tối

Ăn quá nhiều là một nguyên nhân phổ biến của chứng ợ chua về đêm. Nên chia nhỏ ra nhiều bữa, điều này làm cho chứng ợ chua vào ban đêm ít xảy ra hơn và giữ cân nặng hợp lý.

6. Chú ý các tín hiệu báo trước

Ợ chua nhiều hơn hai lần một tuần hoặc liên tục ợ chua nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Ợ chua nhiều liên quan đến hội chứng GERD - hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, có thể gây loét dạ dày và gây nên các vấn đề về cổ họng.

7. Tránh rượu bia vào ban đêm

Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể gây ra chứng ợ chua. Nên tránh hoàn toàn đồ uống có cồn sau bữa tối. Ngoài ra, rượu bia cung cấp nhiều calo và gây nên tình trạng ăn quá mức - một sự kết hợp khiến cơ thể tăng cân và chứng ợ hơi trầm trọng hơn.

8. Cân nặng

Bất kỳ cân nặng nào đều có thể bị ợ chua, nhưng tăng cân khiến tình trạng ợ chua dễ xảy ra hơn. Tăng cân áp lực lên van dạ dày thực quản. Giảm cân giúp tiêu hóa acid dễ dàng hơn. Bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm và ít buồn ngủ hơn vào ban ngày.

9. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ợ chua. Thuốc lá làm suy yếu van dạ dày thực quản. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc và các chất hỗ trợ khác để loại bỏ thói quen hút thuốc lá.

10. Tránh dùng bạc hà sau bữa tối

Nhiều người bị ợ chua sau khi ăn bạc hà. Nghiên cứu cho thấy bạc hà làm giãn van dạ dày thực quản, làm cho acid trong dạ dày có nhiều khả năng trào ngược vào thực quản

11. Ghi lại nhật ký thức ăn

Ghi lại những gì bạn ăn và uống và tìm manh mối về những gì gây ra chứng ợ hơi. Tránh sử dụng thực phẩm đó trong vài ngày. Sau đó, sử dụng riêng lẻ từng loại để tìm ra nguyên nhân gây chứng ợ chua.

12. Mặc đồ ngủ thoải mái

Đồ ngủ bó sát có thể tạo thêm áp lực cho dạ dày, làm tăng nguy cơ bị ợ chua. Tránh những chiếc quần chun và mặc quần áo ngủ rộng rãi tránh tạo áp lực cho dạ dày khi ngủ.

ợ hơi vào ban đêm
Bỏ thuốc lá để tránh ợ hơi vào ban đêm

13. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su không đường không đường bạc hà trong 30 phút sau bữa ăn có thể làm giảm nguy cơ ợ chua. Nhai kẹo cao su khiến cơ thể tạo phản ứng nuốt thường xuyên hơn, giúp rửa axit ra khỏi thực quản.

14. Tránh cúi người về phía trước

Cúi người về phía trước ở thắt lưng khiến một số người bị ợ chua. Không nên cúi người vào buổi tối nếu bạn có xu hướng bị ợ chua vào ban đêm.

15. Sử dụng thuốc

  • Dùng thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid không kê đơn giúp giảm chứng ợ hơi không thường xuyên trong thời gian ngắn. Thuốc kháng acid trung hòa axit trong dạ dày. Nếu thuốc kháng acid không hiệu quả hoặc sử dụng thuốc nhiều hơn một vài lần một tuần, nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

  • Dùng thuốc chẹn H2

Thuốc chẹn H2 giảm sản xuất acid trong dạ dày, sử dụng để giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng. Một số loại thuốc tương tác với thuốc chẹn H2, cần thận trọng khi sử dụng.

  • Dùng thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm sản xuất acid trong dạ dày và giúp chữa lành bất kỳ tổn thương thực quản nào do trào ngược gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan