Điều trị viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Eosinophils là một trong những thành phần của bạch cầu được sản sinh từ tủy xương và là một trong những tế bào có vai trò thúc đẩy tiến trình viêm, đặc biệt các phản ứng viêm dị ứng. Do vậy, một số lượng lớn eosin có thể tích tụ trong các mô như là thực quản, dạ dày, ruột non và đôi khi trong máu khi những cá nhân đó phơi nhiễm với yếu tố dị nguyên.

1. Viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (tiếng Anh dùng từ Eosinophilic gastroenteritis_EG) là một dạng bệnh nằm trong nhóm bệnh lý sau: viêm thực quản tăng bạch cầu eosin (eosinophilic esophagitis), viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng tăng bạch cầu ái toan (eosinophil gastritis, enteritis, and colitis), và chính các thành viên trọng “họ bệnh” được gọi chung là các rối loạn dạ dày ruột có tăng eosin (eosinophilic gastrointestinal disorders_EGIDs). Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm dạ dày ruột tăng eosin cần phải nhận định ra do các nhà lâm sàng càng sớm càng tốt bởi lẽ bệnh biểu hiện với các dấu chứng, triệu chứng và hội chứng “na ná” với một số bệnh lý tiêu hóa khác, đặc biệt là loét tiêu hóa song điều trị bài bản vẫn không khỏi bệnh. Vả lại bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan có thể điều trị được, đôi lúc biểu hiện giả trang giống như hội chứng ruột kích thích (masquerade as the irritable bowel syndrome). Việc chẩn đoán bệnh EG được xác định thông qua sinh thiết hoặc lấy dịch báng có tăng eosin trong sự vắng mặt của các tác nhân gây bệnh khác, kể cả ký sinh trùng đường ruột. Viêm thực quản tăng eosin (EE_Eosinophilic esophagitis) cũng nên chẩn đoán phân biệt và thảo luận. Điểm cần lưu ý nữa là bệnh thường biểu hiện trên một hoặc nhiều thành viên trong một gia đình của bệnh nhân

vị trí dạ dày
Vị trí của dạ dày, ruột non, đại trực tràng trong ổ bụng
viêm đại tràng
Vị trí của dạ dày, ruột non, đại trực tràng trong ổ bụng

2. Điều trị viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

Cho đến nay vẫn chưa có khuyến cáo hay đồng thuận liên quan đến quản lý và điều trị viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan do còn thiếu những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng với cỡ mẫu lớn. Các liệu pháp hiện đang được sử dụng điều trị bao gồm điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng, sử dụng corticosteroid và một số thuốc khác. Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng thủng hoặc tắc ruột, cần đặt ra chỉ định ngoại khoa.

2.1 Chế độ ăn

Các bệnh nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan có tỉ lệ dị ứng thức ăn cao do vậy việc sử dụng chế độ ăn loại trừ dị nguyên hoặc chế độ ăn công thức được khuyến cáo. Áp dụng chế độ ăn này giúp giảm liều corticosteroid phải sử dụng cũng như cải thiện tốc độ tăng trưởng ở các trẻ bị bệnh. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng, sử dụng chế độ ăn loại trừ dựa trên kết quả của các test dị ứng cho các kết quả khác nhau do đáp ứng của bệnh nhân không liên quan đến tình trạng mẫn cảm với thức ăn. Chế độ ăn loại trừ truyền thống các loại thức ăn hay gây dị ứng, nhất bao gồm sữa đậu nành, trứng, lúa mì, các loại hạt, cá sau đó cho dùng lại từng loại để xác định thức ăn gây dị ứng đã được áp dụng ở bệnh nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan. Kết quả cho thấy có sự cải thiện triệu chứng cả ở người lớn và trẻ em. Ngoài ra có thể sử dụng chế độ ăn công thức chỉ bao gồm các amino acid thiết yếu cũng đem lại hiệu quả, tuy nhiên giá thành Cao và chất lượng cuộc sống giảm là những rào cản khi áp dụng chế độ này.

Chế độ ăn cho tim mạch
Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

2.2 Corticosteroid

Nếu thất bại với chế độ dinh dưỡng hoặc ở những nơi không sử dụng được liệu pháp dinh dưỡng để điều trị, corticosteroid là lựa chọn đầu tay.

Predisone hoặc budesonide có thể được sử dụng. Liều prednisone là 0,5 - 1mg/kg cho đến khi đạt được lui bệnh về triệu chứng lâm sàng trong khoảng 2 - 14 ngày. Sau đó giảm dần liều trong khoảng từ 6 - 8 tuần cho đến khi ngừng được hẳn prednisone. Budesonide có thể được lựa chọn thay thế trong điều trị duy trì với ưu điểm là tác động toàn thân ít. Liều để đạt được lui bệnh hoàn toàn với budesonide là 9mg/ngày sau đó sử dụng liều duy trì từ 3 - 6mg/ngày.

2.3 Các thuốc khác

Thuốc ức chế tế bào mast: Disodium cromoglycat là thuốc ổn định tế bào mast làm ngăn ngừa giải phóng các chất trung gian gây độc từ tế bào mast như histamin, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, leukotriene. Một vài nghiên cứu đã ghi nhận sử dụng disodium cromoglycate có thể tạo đáp ứng về mặt lâm sàng. Ketotifen, một thuốc kháng histamin và có tác dụng ổn định màng tế bào mast cũng đã bắt đầu có những báo cáo ca bệnh ghi nhận cải thiện triệu chứng lâm sàng với liều 2-4mg/ngày.
Azathioprìne: Liều sử dụng sẽ giống như đối với các bệnh nhân IBD (2 -2,5 mg/kg). Hiệu quả của Azathioprìne đối với các bệnh nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan phụ thuộc steroid và kháng trị đã được chứng minh.
Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene: Montelukast là thuốc đối kháng thụ thể eukotriene chọn lọc, tương đối an toàn và hứa hẹn là liệu pháp điều trị duy trì đặc biệt cho những bệnh nhân bị phụ thuộc steroid. Một vài nghiên cứu ghi nhận sử dụng Montelukast với liều 10 - 40mg/ngày trong vài tháng đem lại hiệu quả cả về triệu chứng lâm sàng và giảm số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi.

Kháng thể kháng anti-IL5: Một số nghiên cứu với số lượng bệnh nhân ít đã chứng minh hiệu quả của kháng thể đơn dòng này đối với bệnh nhân mắc hội chứng tăng bạch cầu ái toan và bệnh nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan.

Thuốc kháng histamin: Hiện vẫn chưa phải lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan do các dữ liệu chủ yếu đến từ nghiên cứu thực nghiệm.

2.4 Phẫu thuật

Những trường hợp viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan thể Cơ có thể biểu hiện tắc ruột do tình trạng dày, phù nề thành ruột làm hẹp ống tiêu hóa. Những trường hợp này có thể đáp ứng với điều trị corticosteroid. Những trường hợp tắc ruột củ chi định phẫu thuật cần được hướng dẫn về dinh dưỡng và phối hợp điều trị nội khoa để tránh tái phát.

Corticosteroid
Steroid đường toàn thân là một trong những phương pháp điều trị của viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

Viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan là bệnh mới nổi và cũng từng coi là tình trạng hiếm gặp nhưng hiện nay ngày càng phổ biến, do sự xâm nhập bất thường bạch cầu ái toan vào niêm mạc dạ dày, ruột non, đại trực tràng gây ảnh hưởng chức năng cấu trúc của các cơ quan này. Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý này cũng dễ lầm lẫn với các bệnh lý viêm dạ dày ruột do nguyên nhân khác. Bệnh nhân có các triệu chứng về đường tiêu hoá, nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hoá. Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hoá được thực hiện thông qua kỹ thuật nội soi dạ dày và nội soi đại tràng với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm, các tổn thương ung thư tiêu hoá giai đoạn sớm. Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ tiêu hoá tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đào Văn Long, Đào Việt Hằng. Bệnh lý tự miễn dị ứng đường tiêu hoá. Nhà Xuất Bản Y học.
  2. Oyaizu N., Uemura Y., Izumi H, và cộng sự (1985). Eosinophilic gastroenteritis. Immunohistochemical evidence for IgE mast cell- mediated allergy. Acta Pathol Jpn, 35(3), 759-766.
    3. Talley N, J., Shorter R. G., Phillips S. F. và cộng sự (1990). Eosinophilic gastroenteritis: a clinicopathological study of patients with disease of the mucosa, muscle layer, and subserosal tissues. Gut, 31(1),54-58.
  3. Brito-Babapulle F. (2003). The eosinophilias, including the idiopathic hypereosinophilic syndrome. Br J Haematol, 121(2), 203- 223. 11
    5. Pineton de Chambrun G., Desreumaux P., and Cortot A. (2015). Eosinophilic enteritis. Dig Dis, 33(2), 183-189.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

881 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan