Dịch vị trào ngược, do đâu?

Trào ngược dịch vị là một bệnh lý thường gặp và ngày càng phổ biến trong cộng đồng, có tính chất mạn tính. Trong nhiều trường hợp chứng dịch vị trào ngược gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị kéo dài.

1. Nguyên nhân trào ngược dịch vị

Để hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa diễn ra thông suốt, đều đặn, từ ống tiêu hóa đến thực quản, dạ dày, ruột non và đại tràng đều có những nhu động xuôi chiều giúp đẩy thức ăn xuống. Ở một vài đoạn sẽ có những cơ tròn đóng mở nhịp nhàng kết hợp với các nhu động đó để thức ăn đi qua.

Thông thường, vẫn có ít dịch vị được đẩy từ dạ dày ngược lên thực quản (sau khi ăn, khi nằm...), tuy nhiên lượng rất ít, không đáng kể và nhu động thực quản cũng hoạt động ngay để đẩy dịch vị trở lại dạ dày. Chất toan của lượng dịch vị này cũng không gây ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản vì quá ít, thoáng qua và cũng bị bất hoạt bởi nhiều yếu tố bảo vệ thực quản.

Trào ngược dịch vị xảy ra khi nhu động thực quản quá yếu, không đủ lực tống trở lại số dịch vị trào ngược đó, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Ngoài ra các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ của trào ngược dịch vị dạ dày thực quản:

Trào ngược dịch vị
Trào ngược dịch vị xảy ra khi nhu động thực quản quá yếu

2. Hậu quả khi dịch vị trào ngược

Thông thường, niêm mạc thực quản được bảo vệ khỏi chất toan dịch vị nhờ các yếu tố:

  • Nhu động thực quản đẩy dịch vị trở lại dạ dày;
  • Trung hòa chất toan dịch vị nhờ nước bọt (có tính kiềm mạnh) nuốt xuống;
  • Lớp nhầy niêm mạc và hàng rào biểu mô có tế bào nhầy tiết bicarbonat giúp loại trừ số acid đã vượt qua;

Tuy nhiên nếu dịch vị trào ngược quá nhiều vượt qua các vòng bảo vệ ở trên, sẽ gây ra các bệnh lý ở niêm mạc thực quản (chủ yếu ở 1⁄3 dưới, có khi lan lên cả đoạn trên). Biểu hiện từ viêm đỏ phù nề đến loét niêm mạc, hẹp lòng thực quản, biến đổi cấu trúc niêm mạc có dị sản ruột và loạn sản (thực quản Charrett) tiền thân của ung thư thực quản. Ở mức độ nhẹ, bệnh có 2 biểu hiện chính là nóng rát sau xương ác và thường xuyên ợ chua. Bệnh nhân có thể có cảm giác nghẹn sau xương ác nhưng uống nước và nuốt thức ăn vẫn bình thường, không vướng mắc.

Nếu để trào ngược dịch vị tiến triển nặng hơn không điều trị, các biểu hiện trên sẽ gia tăng, không chỉ nóng rát sau xương ác mà cả nóng rát họng hầu khiến cho người bệnh ho, khó thở và có thể viêm phù phế quản do dịch vị hít vào, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trầm trọng như ung thư thực quản, dạ dày.

Để chẩn đoán và xác định bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định.phương pháp nội soi ống tiêu hóa trên kết hợp sinh thiết (nếu cần). Nội soi còn có thể giúp phát hiện các nguyên nhân thực thể tạo điều kiện để dịch vị trào ngược như thoát vị cơ hoành, từ đó đề ra biện pháp điều trị phù hợp.

trào ngược dịch vị
Người bị tăng áp lực ở ổ bụng sẽ làm tăng nguy cơ của trào ngược dịch vị dạ dày thực quản

3. Biện pháp khắc phục trào ngược dịch vị

Để điều trị trào ngược dịch vị, bệnh nhân có thể sẽ cần sử dụng các loại thuốc kháng acid như: Maalox, Gastropulgite... có chứa Magie và Aluminum giúp tăng nhanh độ pH trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng cấp tốc. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc là thời gian tác dụng ngắn (chỉ 1 - 2 giờ) và có thể gây tiêu chảy với thuốc có chứa Magie và táo bón với thuốc có chứa Aluminum.

Bên cạnh đó thuốc chẹn H2 cũng có tác dụng giảm tiết dịch vị nhanh nhưng nhược điểm là ít hiệu quả đối với trường hợp viêm thực quản nặng do trào ngược và có tỷ lệ tái phát cao. Hiện nay, các thuốc giảm tiết dịch vị tốt đang được khuyến nghị sử dụng là các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như Pantoprazole, Omeprazole... và đặc biệt hiệu quả là Esomeprazole.

Biện pháp phẫu thuật cũng được cân nhắc khi việc điều trị bằng thuốc không đạt kết quả. Chủ yếu áp dụng cho các trường hợp đã có biến chứng nặng tại thực quản như: viêm thực quản độ III, độ IV, thực quản Barrett, chảy máu hoặc bị loét, hẹp thực quản; thoát vị khe...

Để phòng bệnh trào ngược dịch vị, người bệnh cần điều chỉnh thay đổi lối sống, tránh căng thẳng và áp lực trong công việc. Tránh thức ăn nhiều mỡ hoặc các chất sinh hơi gây chướng bụng khó tiêu (như đồ uống có gas) vào bữa tối; tránh không ăn gì thêm sau 20 giờ; không nằm ngay sau khi ăn và ngủ; bỏ rượu, thuốc lá; giảm cân và tăng cường vận động; nằm đầu cao. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng với những bệnh nhân bị trào ngược dịch vị ở giai đoạn bệnh còn nhẹ. Nếu chẩn đoán thấy có rối loạn cấu trúc tâm vị, có thoát vị cơ hoành hoặc hẹp môn vị thì cần hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc có nên can thiệp ngoại khoa bằng nội soi hay phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

575 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan