Bị loạn khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Loạn khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Khi đó, rất nhiều người hay tự mua đang lạm dụng kháng sinh, hoặc men tiêu hóa để điều trị. Vậy cách làm này có đúng khoa học hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu bản chất của loạn khuẩn đường ruột là gì? Chữa loạn khuẩn đường ruột thế nào? Uống thuốc gì để xử trí rối loạn vi khuẩn đường ruột...để có cách xử trí phù hợp trong trường hợp này.

1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột là thuật ngữ chỉ tình trạng hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng. Trong đường ruột luôn có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại chung sống với nhau. Lúc này, vi khuẩn có hại đang chiếm lợi thế nên đã gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá. Nếu kéo dài, có thể gây suy dinh dưỡng, giảm hấp thụ các vitamin, khoáng chất. Cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường ruột.

Khi bị loạn khuẩn đường ruột sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Ở người lớn thường có các biểu hiện:

Biểu hiện của rối loạn vi khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ gồm:

  • Biếng ăn;
  • Đau bụng;
  • Chướng bụng;
  • Nôn;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Miễn dịch kém nên hay ốm đau

Loạn khuẩn đường ruột kéo dài và không được xử trí hiệu quả có thể gây ra hậu quả:

Có nhiều yếu tố dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, nhưng chủ yếu là do:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý;
  • Sử dụng kháng sinh dài ngày;
  • Lạm dụng rượu bia;

2. Cách chữa rối loạn vi khuẩn đường ruột

Rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Tùy theo tình trạng sẽ có cách điều trị phù hợp như dưới đây.

2.1. Cách chữa rối loạn vi khuẩn cấp

Loạn khuẩn đường ruột cấp tính sẽ xảy ra từ 3 - 5 ngày và có thể tự khỏi. Trong thời gian này, bạn có thể áp dụng các cách sau chữa rối loạn vi khuẩn đường ruột như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn: Chế biến kỹ, chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc. Ăn rau xanh, củ, trái cây, uống đủ nước. Không ăn các thực phẩm dễ gây đầy bụng, đồ uống có ga, cồn, trà,...
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Vận động thể dục tùy theo điều kiện sức khỏe để củng cố hệ tiêu hoá;
  • Không thức khuya;

Những hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi sinh sôi phát triển trở lại và lập lại sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu sau 3-5 ngày áp dụng cách này mà tình trạng không cải thiện, hoặc có vấn đề bất thường, hãy đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn.

2.2. Cách chữa rối loạn vi khuẩn mạn tính

Đối với các trường hợp mạn tính, bạn cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn một số chế độ ăn uống phù hợp, với mục tiêu cuối cùng vẫn là lập lại sự cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. Phần dưới đây sẽ nói kỹ về các loại thuốc sử dụng chữa loạn khuẩn đường ruột.

3. Bị loạn khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Một số loại thuốc dùng trong chữa loạn khuẩn đường ruột bao gồm:

3.1. Thuốc kháng sinh - chữa loạn khuẩn đường ruột

Hiện có nhiều loại kháng sinh đường ruột được sản xuất với mục đích điều trị bệnh, cải thiện các vấn đề ở đường ruột. Tuy nhiên, khi dùng các nhóm thuốc này cần thận trọng và tuân thủ liều theo đơn thuốc để có hiệu quả và tránh nhờn kháng thuốc. Thuốc kháng sinh điều trị loạn khuẩn đường ruột được kê gồm:

  • Amoxicillin - thuốc chữa rối loạn vi khuẩn đường ruột: Amoxicillin là dòng kháng sinh thông dụng nhất. Nó có thể dùng để điều trị các dạng nhiễm khuẩn ở đường ruột. Nếu bạn bị dị ứng với thuốc hay các thành phần có trong thuốc, khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Nhóm thuốc Sulfamid: Sulfamid là một loại kháng sinh đường ruột thông dụng được bác sĩ kê theo đơn. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi dùng, bạn cần phải có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.
  • Nhóm Quinolon: Quinolon cũng là nhóm kháng sinh đường ruột, thông dụng trong đó phải kể tới một số sản phẩm: Ofloxacin, Ciprofloxacin,... Nhóm kháng sinh này có hiệu quả với các vấn đề loạn khuẩn đường ruột.
  • Axit 5- Aminosalicylic (gọi tắt là 5-ASA) giúp cản trở quá trình sản xuất ra prostaglandin và leukotrienes. Thuốc có tác dụng trong lòng ruột nên có hiệu quả cao trong điều trị loạn khuẩn đường ruột. Một số loại thuốc trong nhóm này gồm: Sulfasalazine, Olsalazine,... Corticosteroid: Corticosteroid có hiệu quả trong các đợt bùng phát nhiễm khuẩn. Nhóm này gồm các thuốc: Hydrocortisone, Budesonide,...Khi dùng nhóm Corticosteroid cho các đối tượng bị rối loạn vi khuẩn đường ruột cần bổ sung thêm vitamin D, canxi.

Thuốc kháng sinh trong điều trị loạn khuẩn đường ruột dùng theo hướng dẫn. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, vì có thể gây ra nhiều nguy cơ khác.

3.2. Nhóm thuốc điều hoà miễn dịch

Các thuốc điều hoà miễn dịch được sử dụng phối hợp với thuốc sinh học để điều trị loạn khuẩn đường ruột. Các thuốc này gồm: Azathioprine, 6-mercaptopurine, Methotrexate, Cyclosporine, Tacrolimus,...

3.3. Thuốc sinh học

Nhóm thuốc này được dùng theo hướng dẫn. Gồm một số thuốc như:

  • Thuốc kháng TNF như: Infliximab, Ertolizumab, Adalimumab, Golimumab,...
  • Các thuốc sinh học khác gồm: Vedolizumab, Natalizumab, Ustekinumab,...
  • Tác nhân phân tử nhỏ khác như Tofacitinib,...

Nhóm thuốc sinh học dùng trong điều trị loạn khuẩn đường ruột cần được hướng dẫn/ chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.

3.4. Probiotics

Đây là loại men tiêu hóa có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng do rối loạn vi khuẩn đường ruột gây ra. Một số loại thông dụng trên thị trường như:

Nhìn chung, có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị loạn khuẩn đường ruột. Thuốc được chỉ định theo hướng dẫn. Loạn khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Thường thì men tiêu hoá, men vi sinh sẽ được ưu tiên. Với các nhiễm khuẩn nặng có thể phải dùng kết hợp cả kháng sinh, các thuốc điều hoà miễn dịch, thuốc sinh học... cùng men tiêu hoá, men vi sinh nhằm bổ trợ cho nhau.

Mục đích của việc dùng kháng sinh trong chữa loạn khuẩn đường ruột là diệt khuẩn. Còn men tiêu hoá, men vi sinh... dùng để bổ trợ, giúp ổn định hệ vi sinh trong đường ruột. Hiểu được vấn đề này giúp bạn dùng thuốc chữa loạn khuẩn đường ruột an toàn.

Trên đây là những loại thuốc chữa loạn khuẩn đường ruột. Bạn có thể tham khảo, nếu dùng cần có hướng dẫn, tư vấn, chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan