Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) là thuốc gì?

PPI là tên viết tắt của proton pump inhibitor là thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế proton (PPI) được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các triệu chứng do tăng tiết axit dịch vị như trào ngược axit, ợ nóng. Thuốc PPI được chỉ định điều trị trong các bệnh như: loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản,...

1. PPI là thuốc gì?

PPI là tên viết tắt của proton pump inhibitor là thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế proton (PPI) được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các triệu chứng do tăng tiết axit dịch vị như trào ngược axit, ợ nóng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ức chế proton khác nhau như:

Tuy có nhiều loại ức chế bơm proton khác nhau nhưng chúng đều có hiệu quả tương tự nhau. Các dạng bào chế của thuốc ức chế bơm proton như: viên nén, viên nang, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch.

2. Tác dụng của thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế proton giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày do cơ chế hoạt động bằng cách ức chế số lượng thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định cụ thể trong các trường hợp sau đây:

3. Cách sử dụng và liều lượng dùng thuốc ức chế bơm proton

Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc PPI cần trao đổi với người bệnh về liệu trình điều trị và cân nhắc các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư dạ dày do việc sử dụng thuốc PPI có thể làm giảm hoặc che dấu các triệu chứng của ung thư dạ dày.

Hầu hết các thuốc PPI đều có ít nhất hai chế độ liều, là liều chuẩn và liều thấp. Một số thuốc ức chế bơm proton còn thêm chế độ liều khác.

  • Liều lượng sử dụng thuốc PPI trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Dùng thuốc PPI liều chuẩn hàng ngày trong vòng 4-8 tuần. Có thể tăng liều gấp đôi nếu bệnh không tiến triển mặc dù đã sử dụng liều chuẩn trong thời gian điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng giảm dần và được kiểm soát tốt sau 4-8 tuần có thể giảm liều dần, sử dụng khi cần thiết hoặc ngừng sử dụng PPI.

Khi điều trị bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản ở mức độ nhẹ cần có sự thống nhất giữa bệnh nhân và bác sĩ rằng việc điều trị sẽ được đánh giá định kỳ, mục tiêu là kiểm soát các triệu chứng băng cách thay đổi lối sống và phụ thuộc tối thiểu vào thuốc.

  • Liều lượng sử dụng thuốc PPI trong điều trị dự phòng loét dạ dày do sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid

Dùng thuốc PPI liều chuẩn hàng ngày trong vòng 8-12 tuần để chữa lành các vết loét. Nếu được nên ngưng sử dụng các thuốc chống viêm không steroid và thay thế bằng các thuốc khác. Để điều trị dự phòng loét liều khuyến cáo là dùng omeprazol 20mg x 1 lần/ngày trong thời gian sử dụng NSAID. Điều trị loét dạ dày - tá tràng có liên quan đến việc dùng thuốc NSAID liều khuyến cáo là dùng omeprazol 20mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài hơn trong trường hợp bác sĩ thấy cần thiết cho việc điều trị. Nếu bệnh nhân không dung nạp omeprazol có thể dùng pantoprazol để thay thế. Không dùng Lansoprazol để điều trị dự phòng loét ở bệnh nhân đang sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid nhưng có thể dùng để điều trị loét.

Chỉ định sử dụng thuốc PPI dự phòng loét đường tiêu hóa do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở những bệnh nhân có nguy cơ cụ thể như sau:

- Tuổi: trên 65 tuổi

- Có tiền sử loét dạ dày

- Đang sử dụng thuốc kháng viêm không steroid hàng ngày

- Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch

- Đang sử dụng các thuốc chống đông, aspirin, corticoid.

  • Liều lượng sử dụng thuốc PPI trong điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton theo phác đồ điều trị. Để diệt khuẩn H.pylori sử dụng thuốc PPI liều chuẩn 2 lần/ngày kết hợp với kháng sinh amoxicillin và clarithromycin trong một liệu trình điều trị 7 ngày. Tiếp tục sử dụng thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân có vết loét lớn. Ngưng sử dụng khi có kết quả điều trị âm tính với H.pylori.

  • Đường dùng và cách sử dụng thuốc ức chế bơm proton như thế nào?

Đối với thuốc dạng viên nén và viên nang: Người bệnh sử dụng thuốc ức chế bơm proton uống trước bữa ăn. Axit dạ dày giúp giải phóng các thành phần của thuốc giúp thuốc ngăn chặn các triệu chứng.

Đối với thuốc gói dạng bột: Người bệnh hòa chung với nước uống trước bữa ăn.

Đối với thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch: Dùng theo y lệnh của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton

Các thuốc ức chế bơm proton có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Sau đây là các tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton:

  • Đau đầu, buồn ngủ, khô miệng, hoa mắt, phát ban, ngứa.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng như: viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện, viêm đường tiêu hóa, viêm kết tràng màng giả, tăng nhiễm nấm Candida, ...
  • Kém hấp thu chất dinh dưỡng
  • Hạ Canxi máu, tăng nguy cơ loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương.
  • Hạ magie máu nặng, giảm Natri máu
  • Viêm thận kẽ cấp tính
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Viêm gan vàng da hoặc không vàng da do sử dụng omeprazol làm tăng tạm thời transaminase.
  • Lupus ban đỏ do thuốc PPI

5. Tương tác thuốc PPI

Một số thuốc và thực phẩm có thể gây tương tác khi sử dụng cùng với các thuốc PPI.

Thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với những thuốc sau bao gồm:

  • Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu nếu sử dụng chung với thuốc ức chế bơm proton làm tăng nguy cơ hạ Magie máu.
  • Sử dụng PPI đồng thời với các thuốc lợi tiểu, cyclosporin hoặc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid làm tăng nguy cơ hạ Magie máu.
  • Tăng nhẹ tác dụng chống đông của thuốc Warfarin khi sử dụng đồng thời với thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc Clopidogrel.

6. Những lưu ý khi sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (PPI)

  • Rà soát việc dùng thuốc PPI kéo dài trên bệnh nhân, cân nhắc có nên tiếp tục sử dụng hay giảm liều PPI không.
  • Trao đổi, tư vấn để bệnh nhân nắm được về nguy cơ tăng tiết acid hồi ứng có thể xảy ra sau khi ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton.
  • Sử dụng PPI trong thời gian ngắn nhất đạt hiệu quả.

Bảo quản thuốc ức chế bơm proton ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

118.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan