Thuốc giảm đau và tổn thương gan

Acetaminophen là loại thuốc phổ biến dùng để giảm đau và giảm sốt. Thuốc này rất hữu ích và an toàn khi thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Nếu dùng quá liều, acetaminophen có thể làm tổn thương gan và có thể gây suy gan.

1. Acetaminophen là gì?

Acetaminophen là một thành phần hoạt chất có trong nhiều loại thuốc không kê toa và thuốc theo toa dùng để giảm đau và hạ sốt. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được tìm thấy kết hợp với các hoạt chất khác để điều trị các triệu chứng như:

  • Triệu chứng cảm lạnh và cúm
  • Dị ứng
  • Mất ngủ

Thuốc có chứa acetaminophen có nhiều dạng khác nhau như dung dịch, Siro, viên nang và thuốc.

Nhiều người gọi thuốc không kê đơn của acetaminophen bằng các tên khác như Tylenol, Percocet hoặc Vicodin, đây là những nhãn hiệu thuốc theo toa có chứa acetaminophen và các hoạt chất khác để giúp giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể thấy acetaminophen viết tắt là APAP trên các loại thuốc theo toa.

Ở các quốc gia khác, acetaminophen có thể có một tên khác. Ví dụ, acetaminophen được gọi là paracetamol ở Vương quốc Anh.

2. Tại sao quá liều acetaminophen lại là thuốc hại gan?

Ngộ độc do quá liều acetaminophen gây ra chủ yếu do tổn thương gan. Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu ở gan và khi có quá nhiều acetaminophen sẽ dẫn đến gan hoạt động quá mức bình thường.

Thuốc giảm đau acetaminophen
Sử dụng quá liều acetaminophen có thể gây tổn thương gan

Bình thường, acetaminophen nhanh chóng được hấp thụ vào máu bằng đường tiêu hóa. Khi vào máu, thuốc này bắt đầu giảm đau bằng cách tăng ngưỡng đau chung của cơ thể và giảm sốt bằng cách giúp loại bỏ nhiệt dư thừa. Cuối cùng, máu được lọc qua gan, đây là nơi phần lớn thuốc được chuyển hóa (phân hủy) và các thành phần của acetaminophen được bài tiết qua nước tiểu.

Gan sẽ phá vỡ hầu hết các loại thành phần thành các chất an toàn và có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng con đường nước tiểu. Tuy nhiên, một lượng nhỏ acetaminophen sẽ được chuyển hóa thành một sản phẩm phụ có hại gọi là NAPQI (viết tắt của N-acetyl-p-benzoquinoneimine). Khi dùng acetaminophen với liều lượng khuyến cáo, cơ thể bạn có thể nhanh chóng loại bỏ sản phẩm phụ độc hại ra ngoài bằng đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi gan cần phải chuyển hóa đột ngột liều lượng acetaminophen quá liều, sẽ dẫn đến quá nhiều NAPQI độc hại được tạo ra và nó bắt đầu gây hại cho các tế bào gan.

Nếu gan đã bị tổn thương do nhiễm trùng, lạm dụng rượu hoặc bệnh khác, thì người đó có thể dễ bị tổn thương hơn do quá liều acetaminophen. Vì lý do này, những người mắc bệnh gan hoặc những người thường xuyên uống nhiều bia rượu nên đặc biệt cẩn trọng khi dùng acetaminophen và nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng hợp chất acetaminophen.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) hiện nay khuyến cáo, bất cứ ai dùng thuốc có chứa acetaminophen không nên uống đồ uống có cồn.

Triệu chứng ngộ độc Acetaminophen (Tylenol)

Ngay sau khi dùng quá liều acetaminophen, bạn có thể chưa có triệu chứng ngộ độc ngay và thậm chí, bạn có thể vẫn không có triệu chứng trong vòng tối đa 24 giờ sau khi dùng quá liều acetaminophen.

Sau giai đoạn ban đầu này, các triệu chứng phổ biến của ngộ độc gồm:

  • Buồn nôn
Chóng mặt  buồn nôn
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn khi bị ngộ độc thuốc Acetaminophen

  • Nôn
  • Cảm thấy không khỏe
  • Không ăn được hoặc ăn kém
  • Đau bụng
  • Lú lẫn

Khi nào cần đến bệnh viện

Bạn cần gọi bác sĩ, trung tâm kiểm soát chất độc hoặc dịch vụ y tế cấp cứu nếu nghi ngờ sử dụng acetaminophen quá liều.

Bắt đầu điều trị sớm có thể cải thiện rất nhiều đến kết quả điều trị và phòng tránh được các biến chứng nặng.

Đến ngay khoa cấp cứu của bệnh viện trong các tình huống sau:

  • Nếu người dùng quá liều acetaminophen bị bất tỉnh, nửa tỉnh nửa mê hoặc không thở, hãy gọi 115 ngay lập tức hoặc đưa người bệnh đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất.
  • Tìm kiếm hỗ trợ nếu bạn không chắc chắn về các loại và số lượng thuốc được sử dụng.
  • Nếu trẻ dùng acetaminophen mà không có sự giám sát của người lớn và có thể đã dùng quá liều, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3. Hướng dẫn sử dụng acetaminophen an toàn và tránh gan nhiễm độc

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng. Không dùng liều lượng nhiều hơn chỉ dẫn, ngay cả khi bạn vẫn còn đau hoặc cảm thấy không khỏe.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc tại Nhà thuốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả

Ngay cả khi đã dùng liều lượng theo khuyến cáo, bạn cũng không nên dùng acetaminophen hơn 10 ngày để giảm đau hoặc 3 ngày khi bị sốt. Nếu bạn vẫn cảm thấy không khỏe, hãy đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám và tư vấn.

Người lớn không nên sử dụng hơn 4.000 miligam acetaminophen mỗi ngày từ tất cả các dạng thuốc khác nhau. Với liều lượng này, có nghĩa là người lớn không nên dùng hơn 12 viên thuốc loại 325 miligam mỗi viên hoặc 8 viên thuốc loại 500 miligam mỗi viên.

Đối với trẻ em, giới hạn hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng và tuổi của trẻ. Bố mẹ cần kiểm tra xem có bao nhiêu miligam dựa trên tuổi và cân nặng của con và thực hiện chính xác theo hướng dẫn được ghi trên nhãn hướng dẫn sử dụng.

Bố mẹ có thể cần phải chuyển trọng lượng của con từ pound sang kilogam bằng cách tự tính hoặc có thể sử dụng một số công cụ trực tuyến để thực hiện chuyển đổi. Nếu không chắc chắn bao nhiêu là phù hợp với trẻ, bố mẹ hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Để giúp theo dõi liều lượng và tần suất sử dụng, bố mẹ nên ghi lại toàn bộ lịch sử của tất cả các loại thuốc bạn mà trẻ sử dụng mỗi ngày.

Những lý do phổ biến khiến mọi người nhầm lẫn vượt quá liều lượng giới hạn hàng ngày như:

  • Dùng quá liều lượng cùng một lúc.
  • Khoảng cách giữa hai lần uống quá gần nhau.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan