Thuốc Fenofibrate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Fenofibrate được sử dụng cùng với một chế độ ăn uống thích hợp để giúp giảm cholesterol và chất béo "xấu" (như LDL, triglyceride) và tăng cholesterol "tốt" (HDL) trong máu. Thuốc có tác dụng làm tăng enzym phân hủy chất béo trong máu.

1. Thuốc Fenofibrate có tác dụng gì?

Thuốc Fenofibrate thuộc nhóm thuốc "fibrat". Thuốc có tác dụng làm giảm chất béo trung tính ở những người có nồng độ chất béo trung tính trong máu rất cáo, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy (viêm tụy). Tuy nhiên, fenofibrate có thể không làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Ngoài việc ăn một chế độ ăn uống thích hợp (chẳng hạn như chế độ ăn ít cholesterol/ ít chất béo), những thay đổi lối sống khác có thể giúp cho thuốc Fenofibrate đạt hiệu quả tốt hơn bao gồm tập thể dục, giảm cân nếu bạn thừa cân, và ngừng hút thuốc.

Thuốc Fenofibrate được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Cholesterol cao
  • Cholesterol trong máu cao do di truyền dị hợp tử
  • Lượng chất béo trung tính cao trong máu
  • Cholesterol cao và chất béo trung tính cao
  • Quá nhiều chất béo trong máu
  • Cholesterol HDL thấp

Thuốc Fenofibrate chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thiếu máu
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Lượng bạch cầu hạt rất thấp
  • Lượng bạch cầu thấp
  • Bệnh cơ
  • Tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông
  • Bệnh gan
  • Bệnh túi mật
  • Viêm tụy cấp tính
  • Tiêu cơ vân
  • Viêm cơ
  • Chức năng gan bất thường
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Viêm đường mật nguyên phát
  • Bệnh thận mãn tính giai đoạn 2, giai đoạn 3A, giai đoạn 3B, giai đoạn 4, giai đoạn 5.

2. Cách sử dụng thuốc Fenofibrate

  • Thuốc Fenofibrate được sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày.
  • Fenofibrate có các dạng viên nang và viên nén khác nhau cung cấp lượng thuốc khác nhau. Không chuyển đổi giữa các dạng hoặc nhãn hiệu khác nhau của thuốc này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Một số dạng thuốc Fenofibrate nên được dùng cùng với thức ăn nhưng những dạng khác có thể được dùng cùng với thức ăn hoặc không. Hỏi bác sĩ về cách sử dụng nhãn hiệu fenofibrate của bạn. Điều quan trọng là phải dùng thuốc Fenofibrate một cách chính xác để thuốc có lợi ích lớn nhất.
  • Liều lượng thuốc Fenofibrate được tính toán dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị.
  • Nếu bạn cũng đang dùng một số loại thuốc khác để giảm cholesterol (thuốc liên kết với axit mật như cholestyramine hoặc colestipol), hãy dùng fenofibrate ít nhất 1 giờ trước hoặc ít nhất 4 đến 6 giờ sau khi dùng các thuốc trên. Những loại thuốc này có thể liên kết với fenofibrate, ngăn cơ thể bạn hấp thụ hoàn toàn thuốc.
  • Dùng thuốc Fenofibrate thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ ​​nó. Để giúp bạn ghi nhớ, tránh việc quên sử dụng thuốc, bạn hãy uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Không tăng liều hoặc sử dụng thuốc Fenofibrate thường xuyên hơn hoặc sử dụng thuốc lâu hơn so với chỉ định của bác sĩ. Mức cholesterol/ triglyceride của bạn sẽ không giảm nhanh hơn khi bạn làm như vậy, mà nguy cơ mắc các tác dụng phụ sẽ tăng lên.
  • Tiếp tục dùng thuốc Fenofibrate ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Hầu hết những người có cholesterol hoặc triglyceride cao không cảm thấy mình bị bệnh.
  • Điều quan trọng là bạn cần tiếp tục làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và tập thể dục sau khi sử dụng thuốc. Có thể mất đến 2 tháng trước khi bạn nhận được đầy đủ lợi ích của thuốc Fenofibrate.
  • Các xét nghiệm như mức cholesterol/ triglycerid, xét nghiệm chức năng thận/ gan, công thức máu toàn bộ nên được thực hiện định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bạn hoặc kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc Fenofibrate.
Uống thuốc fenofibrate
Kể cả khi bạn đã thấy khỏe, hãy tiếp tục sử dụng hết liều thuốc Fenofibrate

3. Phản ứng phụ của thuốc Fenofibrate

Hãy nhớ rằng bác sĩ của bạn đã kê đơn thuốc Fenofibrate vì họ đã đánh giá rằng lợi ích thuốc mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ gặp tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc Fenofibrate mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Thuốc Fenofibrate hiếm khi gây ra sỏi mật và các vấn đề về gan. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ khó xảy ra nhưng nghiêm trọng sau đây, hãy nói với bác sĩ của bạn ngay lập tức: Buồn nôn/ nôn dai dẳng, chán ăn, đau dạ dày/ đau bụng, vàng mắt hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu.

Thuốc Fenofibrate hiếm khi gây ra các vấn đề về cơ, hiếm khi có thể dẫn đến một tình trạng rất nghiêm trọng được gọi là tiêu cơ vân. Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Đau cơ mệt mỏi đặc biệt là sốt hoặc mệt mỏi bất thường, các dấu hiệu của các vấn đề về thận.

Hiếm khi, thuốc Fenofibrate làm giảm HDL (cholesterol tốt). Điều này ngược lại với những gì sẽ xảy ra với mức HDL của bạn (phản ứng nghịch lý). Mức cholesterol HDL của bạn nên được kiểm tra thường xuyên.

Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào của thuốc Fenofibrate, bao gồm: Dễ chảy máu/ bầm tím, mệt mỏi bất thường.

Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào rất nghiêm trọng của thuốc Fenofibrate, bao gồm: Đau ngực, đau đột ngột/ đỏ/ sưng bất thường ở chân, các dấu hiệu nhiễm trùng (chẳng hạn như đau họng không biến mất, sốt, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, ho).

Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc Fenofibrate rất hiếm khi xay ra. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Fenofibrate, bạn hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. Các triệu chứng đó bao gồm: Phát ban, ngứa/ sưng (đặc biệt là mặt/ lưỡi/ cổ họng), khó thở, chóng mặt nghiêm trọng.

Dưới đây là các tác dụng phụ của thuốc Fenofibrate theo khả năng xảy ra.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Fenofibrate bao gồm:

  • Chức năng gan bất thường
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi

Tác dụng phụ của ít gặp của thuốc Fenofibrate bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Viêm tắc tĩnh mạch do cục máu đông
  • Ngứa
  • Tổ đỉa
  • Đau cơ
  • Phát ban trên da
  • Thay đổi sở thích quan hệ tình dục
  • Bệnh cơ
  • Kích ứng mắt
  • Viêm họng
  • Cảm lạnh
  • Táo bón
  • Tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng
  • Đau lưng
  • Chóng mặt
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau bụng dữ dội

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Fenofibrate bao gồm:

  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Lượng bạch cầu hạt rất thấp
  • Một cục máu đông trong phổi
  • Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch
  • Viêm phổi do phản ứng dị ứng
  • Xơ gan
  • Viêm gan
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy cấp tính
  • Suy thận cấp tính
  • Bệnh chàm
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Tiêu cơ vân
  • Yếu cơ
  • Viêm cơ
  • Thay đổi nhịp thở
  • Sốc phản vệ
  • Phù mạch
  • Vấn đề về mô phổi
  • Hội chứng DRESS
  • Thiếu máu
  • Khó tiêu
  • Đau khớp
  • Co thắt cơ
  • Khó ngủ
  • Ho
  • Bệnh tiêu chảy
  • Cholesterol HDL thấp

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Fenofibrate. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác của thuốc Fenofibrate không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để có hướng xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ thuốc Fenofibrate
Nghẹt mũi là tác dụng phụ thường gặp của thuốc Fenofibrate

4. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Fenofibrate

Trước khi dùng fenofibrate, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với loại thuốc này; hoặc với các "fibrat" khác (chẳng hạn như axit fenofibric) và bất kỳ dị ứng nào khác nếu có. Thuốc Fenofibrate có thể chứa các thành phần không hoạt động (chẳng hạn như đậu nành), và chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Trước khi sử dụng thuốc Fenofibrate, hãy cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: Bệnh thận, bệnh túi mật, bệnh gan (như viêm đường mật, viêm gan), sử dụng rượu.

Trước khi phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn về việc bạn đang sử dụng thuốc Fenofibrate.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thuốc Fenofibrate chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích Fenofibrate mang lại với bác sĩ của bạn.

Hiện nay, chúng ta chưa biết thuốc Fenofibrate có đi vào sữa mẹ hay không. Do nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ sơ sinh, các chuyên gia không khuyến cáo cho con bú trong khi sử dụng thuốc Fenofibrate và trong 5 ngày sau khi ngừng thuốc.

5. Tương tác của thuốc Fenofibrate

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Fenofibrate hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn hãy lập danh sách tất cả các loại thuốc bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa/ không kê đơn và các sản phẩm thảo dược) và chia sẻ nó với bác sĩ của bạn. Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào khi đang sử dụng Fenofibrate, mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Fenofibrate bao gồm: Thuốc chống đông (chẳng hạn như warfarin).

Fenofibrate rất giống với axit fenofibric. Vì vậy không sử dụng thuốc có chứa axit fenofibric khi đang sử dụng fenofibrat.

6. Làm gì khi sử dụng quá liều hoặc quên không sử dụng thuốc Fenofibrate?

Nếu bạn hoặc ai đó đã sử dụng quá liều thuốc Fenofibrate và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, hãy gọi 115 ngay lập tức.

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc Fenofibrate, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên. Sử dụng liều thuốc Fenofibrate tiếp theo của bạn vào thời điểm bình thường, đừng dùng gấp đôi liều thông thường.

7. Cách lưu trữ thuốc Fenofibrate

Bảo quản thuốc Fenofibrate trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh khỏi ánh sáng và hơi ẩm. Các nhãn hiệu khác nhau của thuốc Fenofibrate có yêu cầu bảo quản khác nhau. Kiểm tra gói sản phẩm để biết hướng dẫn về cách bảo quản nhãn hiệu thuốc bạn sử dụng hoặc hỏi dược sĩ của bạn. Không lưu trữ thuốc Fenofibrate trong phòng tắm, để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Không xả thuốc Fenofibrate xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ khi được hướng dẫn làm như vậy. Vứt bỏ loại thuốc này một cách thích hợp khi nó đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

181.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan