Thuốc Benzodiazepin có tác dụng gì?

Thuốc Benzodiazepin thường được sử dụng trong điều trị một số rối loạn tâm lý và thần kinh. Vậy thuốc Benzodiazepin là thuốc gì và thuốc Benzodiazepin có tác dụng gì?

1. Benzodiazepine là thuốc gì?

Benzodiazepin không phải là một loại thuốc mà nó là nhóm thuốc an thần có thể gây nghiện. Bác sĩ thường chỉ định các thuốc trong nhóm này để điều trị co giật do động kinh, lo lắng và mất ngủ.

Việc sử dụng các thuốc Benzodiazepin trong thời gian ngắn thường an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhóm thuốc này lâu dài có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc và phản tác dụng. Ngoài ra, việc sử dụng quá liều thuốc hoặc kết hợp với rượu bia sẽ dẫn đến tử vong.

2. Thuốc Benzodiazepin có tác dụng gì?

Các thuốc Benzodiazepin có tác dụng hiệu quả trong điều trị một loạt các rối loạn tâm lý và thần kinh. Thuốc sẽ tác động lên các tế bào thần kinh gây ra căng thẳng và phản ứng lo lắng.

Các rối loạn này bao gồm:

  • Mất ngủ: Các thuốc Benzodiazepin thường chỉ được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn cho tình trạng mất ngủ trầm trọng vì nó có thể dẫn đến nghiện thuốc.
  • Rối loạn lo âu toàn thể (GAD): Thuốc Benzodiazepin thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu toàn thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chỉ sử dụng trong thời gian ngắn không quá 1 tháng.
  • Động kinh: Thuốc Benzodiazepin là thuốc chống co giật mạnh và có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cơn động kinh kéo dài.
  • Cai rượu: Các loại thuốc phổ biến nhất được kê toa để cai rượu là chlodiazepoxide, sau đó là diazepam đều thuộc nhóm Benzodiazepin. Các loại thuốc này giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, đồng thời làm giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng cai rượu nghiêm trọng.
  • Các cơn hoảng loạn: Do có tác dụng chống lo âu xảy ra nhanh, các thuốc Benzodiazepin rất hiệu quả trong điều trị chứng lo âu liên quan đến rối loạn hoảng sợ.

Các thuốc Benzodiazepin hoạt động bằng cách tăng cường tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh GABA. GABA là chất dẫn truyền thần kinh an thần, nó sẽ làm chậm hoạt động trong não và giảm triệu chứng lo âu. Các loại thuốc này cũng có chứa các chất làm tăng thêm tác dụng làm dịu cơ thể và giữ cho não ở trạng thái an thần hơn.

Thuốc Benzodiazepin
Benzodiazepin là nhóm thuốc an thần có thể gây nghiện

3. Các thuốc thuộc nhóm thuốc Benzodiazepin

Nhóm thuốc Benzodiazepin có rất nhiều loại thuốc. Các loại thuốc này khác nhau về tiềm năng, thời gian chúng được hấp thụ vào trong cơ thể và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến của nhóm thuốc Benzodiazepin:

  • Alprazolam thường dùng để điều trị chứng rối loạn hoảng sợ và lo lắng.
  • Chlordiazepoxide thường được sử dụng để kiểm soát hội chứng cai rượu.
  • Clorazepate thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và rối loạn lo âu nghiêm trọng.
  • Diazepam là thuốc giảm lo âu, thôi miên, an thần và chống co giật có tác dụng nhanh chóng. Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn hoảng loạn, co giật, hội chứng chân không yên, mất ngủ, và cai rượu. Diazepam cũng được sử dụng trong điều trị lạm dụng Benzodiazepine do hiệu lực thấp.
  • Estazolam là thuốc an thần, giảm lo âu thường được kê toa để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn.
  • Flurazepam là một loại thuốc an thần, giảm lo âu thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ từ nhẹ đến trung bình.
  • Oxazepam thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu và mất ngủ, ngoài ra, thuốc cũng có thể kiểm soát các triệu chứng cai rượu.
  • Temazepam là thuốc được chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn.
  • Triazolam được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ nghiêm trọng.

4. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Benzodiazepin

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Benzodiazepin có thể bao gồm:

Việc sử dụng lâu dài các thuốc Benzodiazepin có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc về thể chất. Sự phụ thuộc có thể bắt đầu sau khi sử dụng thuốc trong vòng ít nhất một tháng, ngay cả với liều lượng đã được quy định.

Các triệu chứng cai thuốc của nhóm thuốc benzodiazepin bao gồm khó ngủ, cảm giác chán nản và đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhi có dấu hiệu phụ thuộc thuốc không nên ngừng thuốc đột ngột.

Việc dừng thuốc Benzodiazepin đột ngột có thể dẫn đến run, chuột rút cơ bắp và co giật đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, bạn nên giảm dần liều các thuốc Benzodiazepin theo chỉ định của bác sĩ.

benzodiazepin
Người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu khi dùng thuốc nhóm Benzodiazepin

5. Sử dụng thuốc Benzodiazepin quá liều có nguy hiểm không?

Quá liều thuốc benzodiazepin hiếm khi gây tử vong trừ khi thuốc được sử dụng kết hợp với barbiturat, opioid, rượu hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng quá liều thuốc Benzodiazepin là:

Người bị quá liều thuốc Benzodiazepin sẽ được nhân viên y tế quan sát và hỗ trợ cho đến khi cơ thể đã tự loại bỏ thuốc.

Bạn có thể bị nghiện thuốc Benzodiazepin mặc dù dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Những người có tiền sử lạm dụng các chất gây nghiện hoặc rượu có nhiều khả năng nghiện các loại thuốc thuộc nhóm thuốc này.

Nếu sử dụng các thuốc Benzodiazepin trong một thời gian dài, bạn có thể bị nhờn thuốc. Khi đó bạn sẽ cần liều thuốc cao hơn để điều trị tình trạng sức khỏe hoặc bệnh. Các triệu chứng nghiện thuốc Benzodiazepin bao gồm:

  • Hay có những giấc mơ xáo trộn
  • Cáu gắt
  • Thái độ thù địch
  • Mất trí nhớ
  • Khó ngủ
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Nổi da gà
  • Động tác chân không kiểm soát
  • Đau xương và cơ bắp

Thực tế cho thấy rất khó để phục hồi từ chứng nghiện nhóm thuốc Benzodiazepin vì các loại thuốc này làm thay đổi các chất hóa học của não. Các bác sĩ sẽ tiến hành giảm dần liều thuốc Benzodiazepin để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cai thuốc trong quá trình điều trị.

Các thuốc Benzodiazepin có thể gây nguy hiểm chết người cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, bạn hãy thông báo cho bác sĩ nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai để được bác sĩ kê thuốc hiệu quả.

Các thuốc Benzodiazepin có thể đi vào sữa mẹ và gây ra tình trạng lờ đờ và sụt cân ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên được sử dụng nhóm thuốc này ở phụ nữ đang cho con bú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan