Thông tin về thuốc Injectafer

Injectafer là thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm trong điều trị một số trường hợp thiếu máu. Vậy thuốc Injectafer có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

1. Injectafer là thuốc gì?

Sắt là thành phần được bổ sung vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày, chúng giúp sản sinh các tế bào hồng cầu để mang oxy trong máu đến các mô và cơ quan. Injectafer là sản phẩm được sử dụng để thay thế thành phần sắt ở dạng truyền tĩnh mạch chậm dưới dạng nhỏ giọt trong một thời gian dài.

Injectafer có chứa thành phần chính là hoạt chất carboxymaltose sắt và đây là sản phẩm thuộc nhóm chế phẩm thay thế sắt. Injectafer được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt (IDA), người mắc bệnh thận mãn tính không điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc cho người lớn bị thiếu máu do thiếu sắt không điều trị hiệu quả bằng phương pháp uống sắt.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Injectafer

Liều lượng sử dụng của thuốc Injectafer được chỉ định tùy thuộc vào từng trường hợp điều trị khác nhau như sau:

2.1 Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở người lớn

Bệnh nhân 50kg trở lên:

  • Truyền tĩnh mạch chậm 2 liều 750mg cách nhau ít nhất 7 ngày
  • Đối với liệu trình điều trị 1 liều có thể dùng liều 15mg/ kg với tối đa 1000 mg.

Lưu ý: Liều tối đa của người lớn trên 50kg không quá 1500mg sắt mỗi đợt điều trị

Bệnh nhân dưới 50kg:

  • Truyền tĩnh mạch chậm 2 liều 15mg/ kg cách nhau ít nhất 7 ngày.

2.2. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở bệnh nhi từ 1 tuổi trở lên bằng thuốc Injectafer trong trường hợp chức năng thận bình thường và không dung nạp sắt bằng đường uống hoặc không có đáp ứng tốt với sắt đường uống.

Trẻ em 50kg trở lên:

  • Truyền tĩnh mạch chậm 2 liều 750mg cách nhau ít nhất 7 ngày
  • Đối với liệu trình điều trị 1 liều có thể dùng liều 15mg/ kg với tối đa 1000mg.

Tổng liều ở trẻ em mỗi đợt điều trị không quá 1500mg sắt mỗi đợt.

Trẻ em dưới 50kg:

  • Truyền tĩnh mạch chậm 2 liều 15mg/ kg cách nhau ít nhất 7 ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Injectafer

Một số tác dụng phụ được ghi nhận sau khi sử dụng thuốc Injectafer bao gồm:

  • Tăng huyết áp kèm theo các phản ứng như: Chóng mặt, buồn nôn, nóng bừng mặt, đau đầu dữ dội, hồi hộp đánh trống ngực.
  • Tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể cao với các triệu chứng yếu cơ hoặc mệt mỏi, đau khớp, đau ngón tay, đau dạ dày, sụt cân và tim đập không đều.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Injectafer, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Injectafer là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

72 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan