Thông tin thuốc Kapvay

Kapvay là thuốc có chứa hoạt chất clonidine hydrochloride. Kapvay thuốc được sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc khác để điều trị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Cùng tìm hiểu công dụng cũng như các thông tin khác của thuốc Kapvay thông qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Kapvay là gì?

Thuốc Kapvay được bào chế dạng viên nén phóng thích kéo dài, được dùng đường uống có chứa hoạt chất clonidine hydrochloride. Clonidine hydrochloride là chất chủ vận alpha2-adrenergic tác dụng trung ương.

Kapvay được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc khác để điều trị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

2. Cách dùng - Liều dùng của thuốc Kapvay

Cách dùng:

  • Có thể uống thuốc Kapvay cùng hoặc không cùng với thức ăn.
  • Không nghiền nát hoặc nhai viên nén phóng thích kéo dài Kapvay. Dẫn đến làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do có thể giải phóng tất cả thuốc cùng một lúc. Ngoài ra, không được tự ý chia nhỏ các viên thuốc trừ khi các viên thuốc được bào chế dạng có vạch chia và bác sĩ hoặc dược sĩ yêu cầu bạn làm như vậy. Nuốt toàn bộ hoặc chia nhỏ viên thuốc mà không nghiền nát hoặc nhai.
  • Bảo quản thuốc Kapvay ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng.

Liều dùng:

Viên phóng thích kéo dài Kapvay dùng cho người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên:

  • Liều ban đầu: 0.1 mg uống khi đi ngủ.
  • Liều duy trì: Tăng 0.1 mg/ ngày mỗi 7 ngày cho đến khi đáp ứng mong muốn; liều nên được dùng hai lần mỗi ngày (chia đều hoặc với liều lượng chia cao hơn khi đi ngủ).
  • Liều tối đa: 0.4 mg/ ngày chia 2 lần.
  • Khi ngừng sử dụng, giảm dần liều lượng không quá 0.1 mg mỗi lần, 3 đến 7 ngày.

Làm gì khi lỡ quên một liều Kapvay?

  • Nếu quên một liều Kapvay thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như lịch trình.

Làm gì khi quá liều Kapvay?

  • Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm cảm thấy lạnh, khó chịu, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc choáng váng hoặc có phản xạ yếu, đồng tử nhỏ, nhịp tim chậm, thở nông hoặc co giật.
  • Đến ngay trung tâm cấp cứu gần nhất để được chăm sóc ý tế kịp thời khi quá liều Kapvay.

3. Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Kapvay

Nếu gặp các dấu hiệu sau hãy đến ngay trung tâm cấp cứu gần nhất để được chăm sóc kịp thời: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, đau ngực dữ dội, khó thở, nhịp tim không đều, nhịp tim rất chậm.

Các tác dụng phụ phổ biến thường gặp: buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng, táo bón, chán ăn, mất ngủ, gặp ác mộng.

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ có thể gặp phải, nếu trong quá trình sử dụng thuốc Kapvay bệnh nhân gặp bất kể các dấu hiệu bất thường khác thì hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị của bạn.

4. Những thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Kapvay

Khi sử dụng kết hợp Kapvay với các thuốc như thuốc opioid, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ hoặc thuốc điều trị chứng lo âu hoặc co giật có thể làm tác dụng buồn ngủ trở nên trầm trọng hơn.

Nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc hiện tại của bạn và bất kỳ loại thuốc nào bạn bắt đầu hoặc ngừng sử dụng, đặc biệt là:

  • Thuốc điều trị bệnh tim.
  • Các thuốc điều trị huyết áp khác.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc có chứa hoạt chất clonidine.

5. Các lưu ý trước khi sử dụng thuốc Kapvay

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Kapvay nếu bạn có tiền sử dị ứng với clonidine hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Để đảm bảo Kapvay cho hiệu quả an toàn, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có tiền sử: bệnh thận, bệnh tim hoặc bệnh động mạch vành nặng, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, huyết áp cao hoặc thấp, hoặc có tiền sử ngất xỉu, đau tim hoặc đột quỵ, pheochromocytoma (khối u của tuyến thượng thận).
  • Chưa có các dữ liệu lâm sàng cho thấy rằng liệu Kapvay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, nên hãy thông báo với bác sĩ điều trị nếu bạn mang thai hoặc có ý định mang thai trong quá trình điều trị bằng Kapvay.
  • Nếu phụ nữ đang cho con bú, hãy nói với bác sĩ nếu bạn thấy buồn ngủ, mệt mỏi, thở nhanh và bú kém ở trẻ bú mẹ.
  • Thuốc Kapvay có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân làm việc cần sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc,...

Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Kapvay. Hãy tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

45 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Vyepti
    Công dụng thuốc Vyepti

    Vyepti thuộc nhóm thuốc ức chế CGRP. Thuốc Vyepti được sử dụng để điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu ở người lớn. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Vyepti, hãy tìm hiểu bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • fepinram
    Công dụng thuốc Fepinram

    Fepinram là thuốc kê đơn, dùng theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch/ uống. Thuốc Fepinram thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Fepinram, cách dùng Fepinram 800, liều dùng, thông tin an ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Xcopri
    Công dụng thuốc Xcopri

    Thuốc Xcopri là thuốc được dùng trong điều trị co giật ở những bệnh nhân động kinh cục bộ. Thuốc này cũng như các loại thuốc chống động kinh khác, có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ ở ...

    Đọc thêm
  • Rewisca 75mg
    Công dụng thuốc Rewisca 75mg

    Rewisca 75mg – thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần dùng theo toa. Để dùng Rewisca 75mg an toàn, bạn cần biết được công dụng, tác dụng phụ, liều dùng,.. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc Rewisca 75mg ...

    Đọc thêm
  • thuốc cylert
    Công dụng thuốc Cylert

    Thuốc Cylert có thành phần chính là pemoline, thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý. Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Cylert trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm