Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Thuốc nhuận tràng là một loại thuốc kích thích hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau có sẵn mà không cần kê đơn.

1. Các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn

Hầu hết các loại thuốc nhuận tràng đều có sẵn tại cửa hàng thuốc. Những khi sử dụng bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng mình để bác sĩ hoặc dược sĩ có thể đưa ra loại thuốc tốt và phù hợp nhất với bạn.

Có năm loại thuốc nhuận tràng không kê đơn (OTC) chính bao gồm

1.1 Thẩm thấu qua đường miệng

Dùng bằng đường uống được dung nạp qua đường miệng, dễ thẩm thấu giúp đi phân dễ dàng hơn bằng cách hút nước vào ruột kết. Các thương hiệu thẩm thấu phổ biến bao gồm:

  • MiraLAX
  • Phillips 'Milk of Magnesia

1.2 Thuốc tạo khối phân

Dùng bằng đường uống, thuốc tạo khối phân thúc đẩy sự co bóp bình thường của cơ ruột bằng cách hấp thụ nước để tạo thành phân mềm, cồng kềnh.

1.3 Thuốc làm mềm phân uống

Được dùng bằng đường uống, chất làm mềm phân hoạt động như tên của nó - chúng làm cho phân mềm và dễ dàng đi ngoài hơn. Các thương hiệu phổ biến của chất làm mềm phân bao gồm:

  • Colace
  • Surfak
  • Forlax
  • Sorbitol
  • Duphalac.

1.4 Thuốc kích thích uống

Dùng bằng đường uống, chất kích thích khuyến khích nhu động ruột bằng cách kích hoạt các cơn co thắt nhịp nhàng của cơ ruột. Các nhãn hiệu thuốc kích thích phổ biến bao gồm:

  • Dulcolax
  • Senokot.

1.5 Thuốc đạn trực tràng

Được đưa vào trực tràng, những viên đạn này làm mềm phân và kích hoạt các cơn co thắt nhịp nhàng của cơ ruột. Các nhãn hiệu phổ biến của thuốc đạn bao gồm:

  • Dulcolax
  • Pedia-Lax

Thuốc nhuận tràng có nhiều loại khác nhau như thuốc đạn trực tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc kích thích uống,...
Thuốc nhuận tràng có nhiều loại khác nhau như thuốc đạn trực tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc kích thích uống,...

2. Tác dụng phụ nhuận tràng

Sau đây là các tác dụng phụ tiềm ẩn phổ biến của năm loại thuốc nhuận tràng OTC chính.

2.1 Thẩm thấu qua đường miệng

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

2.2 Thuốc làm mềm phân uống

Đi ngoài phân lỏng là tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.

2.3 Thuốc kích thích uống

Khi sử dụng thuốc kích thích uống, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:

2.4 Thuốc đạn trực tràng

Tác dụng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc đạn trực tràng:

  • Chuột rút
  • Bệnh tiêu chảy
  • Kích ứng trực tràng

Bất kỳ khi sử dụng loại thuốc nhuận tràng OTC nào, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để xem thuốc đó có thật sự phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn hay không?

3. Tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn gặp phải triệu chứng như:

  • Chảy máu trực tràng
  • Phân có máu
  • Chuột rút hoặc đau dữ dội
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi bất thường
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Phát ban hoặc ngứa da
  • Có cảm giác khó nuốt (giống như có khối u trong cổ họng)
  • Nhịp tim không đều

4. Tương tác với các loại thuốc khác

Trong số các loại thuốc khác, thuốc nhuận tràng có thể tương tác với một số loại thuốc tim, thuốc kháng sinh và thuốc xương.

Thông tin này thường có trên nhãn. Nhưng để an toàn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe