Kiểm soát Cholesterol bằng Statin

Sau mỗi lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhiều người vô tình phát hiện lượng cholesterol trong máu cao một cách đáng ngạc nhiên. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân kiểm soát cholesterol bằng thuốc statin. Vậy statin là thuốc gì?

1.Nhóm thuốc Statin là gì?

Statin là thuốc gì? Statin là một nhóm thuốc được sử dụng để kiểm soát cholesterol trong máu. Đa số lượng cholesterol trong máu của con người được sản xuất ra từ gan. Statin kiểm soát cholesterol máu bằng 2 cơ chế:

  • Giảm lượng cholesterol do gan tạo ra;
  • Tăng cường hỗ trợ gan loại bỏ cholesterol dư thừa trong máu.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bước đầu tiên trong quá trình điều trị tăng cholesterol máu là thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch hoặc đột quỵ. Sau đó, hãy tham khảo về khả năng kiểm soát cholesterol máu của thuốc statin, khả năng dự phòng các nguy cơ trên và các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.

XEM THÊM: Những lưu ý khi dùng thuốc Statin hạ mỡ máu

2. Tại sao phải kiểm soát cholesterol trong máu?

Cơ thể con người luôn luôn cần đến cholesterol. Tuy nhiên nếu quá dư thừa loại chất béo này trong máu có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng xơ vữa và bám trên thành động mạch, dẫn đến hẹp và xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cho cả nam và nữ ở Hoa Kỳ.

3. Sự khác biệt giữa cholesterol "tốt" và cholesterol "xấu"

Cholesterol di chuyển được trong mạch máu là nhờ vào các hạt lipoprotein. Quá trình vận chuyển cholesterol từ gan đi đến các cơ quan thông qua lipoprotein tỷ trọng thấp (gọi tắt là LDL). LDL được gọi là cholesterol “xấu” vì mức LDL cholesterol trong máu cao là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Ở chiều ngược lại, các hạt lipoprotein tỷ trọng cao (gọi là HDL) có nhiệm vụ mang cholesterol trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể. Do đó, ở những người có mức HDL cholesterol máu cao có xu hướng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều này dẫn đến HDL được gọi là cholesterol “tốt”.

Sự khác biệt giữa mức LDL và mức HDL là gì?
HDL và LDL là hai loại cholesterol đối ngược nhau

Khi khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm định lượng nồng độ cholesterol máu, bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa của kết quả LDL và HDL đối với sức khỏe tim mạch của từng người bệnh.

XEM THÊM: Thuốc trị mỡ máu Statin - Uống khi nào là tốt nhất?

4. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt có đủ giúp kiểm soát cholesterol máu?

Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho tim mạch kết hợp với thay đổi lối sống (như tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia, thuốc lá...) và duy trì cân nặng hợp lý là những yếu tố góp phần vào việc kiểm soát cholesterol máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, còn còn nhiều yếu tố khác không thể thay đổi được (như di truyền) cũng đóng một vai trò nào đó trong cơ chế tăng cholesterol máu, do đó chỉ thay đổi lối sống đơn thuần sẽ không thể kiểm soát cholesterol được.

Đối với những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, statin có thể được chủ động sử dụng ngay cả khi mức cholesterol máu không quá cao. Theo đó, statin đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trong việc giảm thiểu tối đa nguy cơ khởi phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên, để biết chắc chắn rằng thuốc statin có phù hợp với một bệnh nhân cụ thể hay không cần trải qua quá trình trao đổi, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ.

5. Tác dụng phụ của thuốc statin là gì?

Đa số các thuốc nhóm Statin đều có khả năng dung nạp rất tốt. Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân hay gặp là các vấn đề liên quan đến cơ và tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.

Những bất thường về cơ bắp hiện nay khá phổ biến, có thể xảy ra ngay cả ở những người không dùng statin. Vì vậy trước khi nghĩ đến việc ngưng thuốc do tác dụng phụ này, bác sĩ cần phải đánh giá, thăm khám triệu chứng cẩn thận. Hiếm khi thuốc statin có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về cơ.

Tương tự, nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường của thuốc statin là không cao. Mặt khác, những lợi ích của statin trong việc giảm nguy cơ khởi phát bệnh tim mạch và đột quỵ là vượt trội hoàn toàn khi so sánh với nguy cơ rất nhỏ khởi phát đái tháo đường type 2.

Bệnh tiểu đường
Thuốc Statin có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2

6. Khi dùng statin có nên sử dụng bưởi?

Bưởi và các sản phẩm từ bưởi (như nước ép) có thể ảnh hưởng hoạt động của một số loại thuốc, trong đó bao gồm một số thuốc nhóm statin. Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể tương tác với thuốc kiểm soát cholesterol máu này.

Do đó, lời khuyên cho các bệnh nhân đang sử dụng thuốc statin là phải đảm bảo rằng bác sĩ và dược sĩ đã biết về tất cả các loại thuốc bệnh nhân đang dùng (cả thuốc kê đơn và không kê đơn).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: fda.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan