Dùng loratadin trị viêm mũi dị ứng: Những điều cần lưu ý

Bài viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Loratadin là thuốc thuộc nhóm đối kháng chọn lọc thụ thể Histamin H1 ở ngoại vi tác dụng kéo dài, thuộc thế hệ 2.

1. Chỉ định sử dụng thuốc

Thuốc chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng, không có tác dụng chữa nguyên nhân của một số bệnh lý như: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamine. Thuốc không có tác dụng bảo vệ hoặc hỗ trợ trong các trường hợp giải phóng histamine nặng như sốc phản vệ.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Người suy gan nghiêm trọng nên dùng với liều khởi đầu thấp hơn (ví dụ 5mg hoặc 10mg mỗi 2 ngày). Chỉ dùng loratadin cho phụ nữ có thai, cho con bú nếu thật cần thiết, dùng liều thấp trong thời gian ngắn.


Phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa
Phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa

3. Liều dùng – cách dùng

Dùng đường uống. Có dạng viên nén, hỗn dịch, siro uống. Có thể uống cùng hoặc không cùng bữa ăn.

Người lớn: 10 mg/lần/ngày. Trong bệnh mày đay, nếu liều 10mg chưa giúp kiểm soát tốt triệu chứng có thể tăng lên 10mg 2 lần/ ngày.

Trẻ em: Nên dùng dạng siro 2 - 12 tuổi (< 30 kg): 5 mg/lần/ngày, (> 30 kg): Liều như người lớn.

4. Tác dụng không mong muốn và chú ý khi sử dụng

Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khô miệng.

Ít gặp: Tăng enzyme gan.

Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn.


Sau khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu
Sau khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu

Thuốc không đi qua hàng rào máu não nên không gây buồn ngủ như các thuốc kháng histamine H1 thế hệ 1.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe