Công dụng thuốc Zidovudine

Zidovudine là một thuốc ức chế phiên mã ngược của virus, do đó thường được chỉ định điều trị nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con hoặc phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp. Vậy Zidovudine là thuốc gì và sử dụng như thế nào?

1.Zidovudine là thuốc gì?

Zidovudine là thuốc gì? Zidovudine (hay có tên gọi khác là Azidothymidine hay AZT) là một thuốc nucleoside ức chế enzym phiên mã ngược, cấu trúc hóa học tương tự Thymidine và sau khi biến đổi thành chất chuyển hóa có hoạt tính sẽ mang lại tác dụng ức chế sao chép của retrovirus, bao gồm virus HIV. Cơ chế tác dụng của thuốc Zidovudine chưa được biết rõ, giả thuyết cho rằng hoạt chất này ức chế enzym phiên mã ngược.

Zidovudine triphosphate có cấu trúc tương tự như thymidine triphosphate, đây là cơ chất thông thường của enzym phiên mã ngược của virus. Như vậy, Zidovudine có thể làm giảm nồng độ cơ chất tự nhiên nói trên của enzyme phiên mã ngược và tạo thuận lợi cho thuốc gắn vào enzym này.

Dạng thuốc và hàm lượng của Zidovudine:

  • Viên nén Zidovudine hàm lượng 300mg;
  • Viên nang Zidovudine hàm lượng 100mg và 250mg;
  • Siro Zidovudine hàm lượng 50mg/5ml (chai 240ml);
  • Dung dịch tiêm truyền chứa 10 mg Zidovudine trong mỗi ml, dung môi hòa tan là nước cất pha tiêm.

2. Chỉ định của thuốc Zidovudine

Chỉ định sử dụng thuốc Zidovudine trong những trường hợp sau đây:

  • Điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV;
  • Zidovudine sử dụng ở phụ nữ mang thai có xét nghiệm huyết thanh dương tính với HIV (bắt đầu dùng Zidovudine từ tuần thai thứ 14) với mục đích dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
  • Zidovudine điều trị ở trẻ sơ sinh với mục đích dự phòng tiên phát nhiễm HIV;
  • Zidovudine dự phòng cho người phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp.

3. Chống chỉ định của Zidovudine

Chống chỉ định của Zidovudine trong những trường hợp sau đây:

  • Tiền sử mẫn cảm nặng với Zidovudine và có nguy cơ đe dọa tính mạng (như sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens-Johnson);
  • Rối loạn huyết học nặng: Nồng độ hemoglobin dưới 7.5g/dl hoặc tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính dưới 750/mm3 máu;
  • Trẻ sơ sinh có tăng bilirubin máu cần liệu pháp điều trị bằng ánh sáng hoặc có nồng độ transaminase tăng hơn 5 lần giới hạn trên bình thường.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Zidovudine

Zidovudine có thể dùng theo đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hoặc gián đoạn. Lưu ý thuốc Zidovudine không thích hợp sử dụng bằng cách tiêm nhanh hoặc tiêm cả liều ngay một lúc.

Để tránh nguy cơ kích ứng thực quản gây loét, người bệnh nên uống viên nang Zidovudine ở tư thế đứng với lượng nước đủ (ít nhất 120ml nước).

Dung dịch đậm đặc Zidovudine bào chế dạng truyền tĩnh mạch có hàm lượng 10 mg/ml, do đó cần pha loãng trước khi sử dụng với dung dịch tiêm dextrose 5% để có dung dịch chứa không quá 4mg Zidovudine trong mỗi ml, tốc độ truyền tĩnh mạch ngắt quãng trong vòng 60 phút.

Liều Zidovudine cho người lớn:

  • Điều trị nhiễm HIV: 600mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần uống hoặc truyền tĩnh mạch với liều 1mg/kg/lần x 5-6 lần/ngày (tương đương 5-6 mg/kg/ngày);
  • Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang thai nhi: Bà bầu khi bắt đầu chuyển dạ phải được truyền tĩnh mạch Zidovudine liên tục 1 liều đơn 2mg/kg trong thời gian 1 giờ, tiếp theo duy trì với liều 1 mg/kg/giờ truyền liên tục cho đến khi kẹp cuống rốn;
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp: Uống Zidovudine liều 300mg x 2 lần hoặc 200mg x 3 lần, phối hợp với các thuốc chống retrovirus khác. Thời gian dùng bắt đầu từ sau thời điểm phơi nhiễm (càng sớm càng tốt) và tiếp tục trong 4 tuần, nếu dung nạp được Zidovudine;
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp: Uống Zidovudine 300mg x 2 lần hoặc 200mg x 3 lần, phối hợp ít nhất 2 thuốc chống retrovirus khác. Dự phòng bằng Zidovudine trong trường hợp này phải bắt đầu càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 72 giờ) và duy trì đủ 28 ngày.

Liều thuốc Zidovudine cho trẻ em:

  • Điều trị nhiễm HIV cho trẻ em 6 tuần đến 12 tuổi:
    • Đường uống: Liều Zidovudine tính theo cân nặng hoặc diện tích cơ thể. Liều tính theo diện tích cơ thể là 160mg/m2/lần, 8 giờ uống một lần hoặc 240 mg/m2, cách 12 giờ một lần. Liều uống Zidovudine dựa theo trọng lượng cơ thể: Trẻ 4 đến dưới 9kg dùng 12 mg/kg/lần x 2 lần hoặc 8 mg/kg/lần x 3 lần mỗi ngày; trẻ 9 đến dưới 30kg dùng liều 9 mg/kg/lần x 2 lần hoặc 6 mg/kg/lần x 3 lần mỗi ngày; trẻ 30kg trở lên dùng liều Zidovudine 300mg x 2 lần hoặc 200mg x 3 lần uống mỗi ngày;
    • Đường truyền tĩnh mạch liên tục: Liều 20mg/m2/giờ;
    • Truyền tĩnh mạch ngắt quãng: Liều 120 mg/m2/liều, dùng cách 6 giờ một lần;
  • Điều trị nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuần: Bắt đầu cho uống Zidovudine ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 6 - 12 giờ và tiếp tục duy trì cho đến 6 tuần tuổi:
    • Trẻ sơ sinh đủ tháng: Uống Zidovudine 2 mg/kg cách 6 giờ một lần. Nếu không uống được có thể truyền tĩnh mạch với liều 1.5 mg/kg cách 6 giờ một lần;
    • Trẻ thiếu tháng: Uống liều ban đầu 2 mg/kg cách 12 giờ một lần. Nếu không uống được, truyền tĩnh mạch Zidovudine liều 1.5 mg/kg cách 12 giờ một lần;
  • Zidovudine dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang thai nhi: Trẻ mới sinh ra đủ tháng bắt đầu cho uống Zidovudine ngay sau khi sinh nếu có thể (tốt nhất trong vòng 6-12 giờ) và tiếp tục dùng Zidovudine suốt 6 tuần tuổi đầu tiên.

Liều thuốc Zidovudine cho một số đối tượng khác:

  • Giảm liều ở bệnh nhân suy thận nặng, liều thích hợp có thể là 300-400mg/ngày. Nếu người bệnh suy thận giai đoạn cuối, phải thẩm phân máu hoặc màng bụng, nên dùng liều uống Zidovudine 100mg hoặc truyền tĩnh mạch liều 1mg/kg cách mỗi 6-8 giờ;
  • Bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa do kinh nghiệm lâm sàng chưa đủ nên chưa có liều khuyến cáo cụ thể, có thể giảm liều nếu cần thiết và thường xuyên theo dõi tác dụng phụ trên huyết học.

5. Tác dụng phụ của thuốc Zidovudine

Zidovudine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ thường gặp như sau:

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Zidovudine:

  • Giảm toàn bộ tế bào máu kèm giảm sản tủy xương;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Khó thở;
  • Đầy bụng;
  • Phát ban, ngứa;
  • Bệnh cơ;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt và đau khắp người.

Tác dụng ngoại ý hiếm gặp của Zidovudine:

  • Bất sản hồng cầu gây thiếu máu bất sản;
  • Nhiễm acid lactic khi không thiếu oxy máu;
  • Chán ăn;
  • Lo âu, trầm cảm;
  • Co giật;
  • Giảm sút trí tuệ;
  • Mất ngủ, dị cảm hoặc ngủ gà.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Zidovudine

TRong quá trình sử dụng thuốc Zidovudine, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Zidovudine thường gây độc cho máu, bao gồm giảm bạch cầu đa nhân trung tính và/hoặc thiếu máu nặng. Do đó, số lượng tế bào máu và các chỉ số thiếu máu phải được thực hiện trước và theo dõi trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc Zidovudine.
  • Đối với người nhiễm HIV giai đoạn cuối hoặc có số lượng tế bào máu thấp và có thiếu máu ban đầu, phải giám sát thường xuyên trong thời gian dùng Zidovudine, đồng thời theo dõi định kỳ.
  • Thận trọng dùng Zidovudine cho những người có chức năng gan, thận bị tổn thương hoặc bệnh nhân có lưu lượng máu đến gan giảm.
  • Thận trọng khi dùng Zidovudine cho bệnh nhân suy giảm chức năng tủy xương.
  • Phải nghĩ đến tình trạng nhiễm Acid lactic khi người bệnh đang dùng Zidovudine thấy khó thở, thở nhanh không rõ nguyên nhân hoặc giảm nồng độ bicarbonat trong huyết thanh.
  • Bệnh nhân điều trị bằng Zidovudine cần được theo dõi nồng độ transaminase huyết thanh, nếu thấy tăng nhanh và gan to dần thì phải ngừng thuốc.
  • Phải theo dõi sát người bệnh dùng Zidovudine cùng Interferon alpha có phối hợp hoặc không với Ribavirin để phát hiện tình trạng ngộ độc, đặc biệt là suy gan mất bù, giảm bạch cầu trung tính và thiếu máu.
  • Mức độ an toàn của việc dùng Zidovudine cho người mẹ và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ chưa được xác định. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con nên được ưu tiên điều trị.
  • Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền cho trẻ có thể chưa bị nhiễm

7. Tương tác thuốc của Zidovudine

  • Không sử dụng Zidovudine kết hợp Ribavirin, vì làm tăng nguy cơ ngộ độc, đặc biệt là nhiễm acid lactic.
  • Tránh phối hợp Zidovudine với Rifampicin hoặc Stavudin.
  • Nồng độ/tác dụng của thuốc Zidovudine có thể tăng khi phối hợp với Acyclovir, Valacyclovir, Doxorubicin, Fluconazol, Ganciclovir-Valganciclovir, Interferon, Methadone, NSAID, Probenecid và Acid valproic.
  • Nồng độ/tác dụng của Zidovudine có thể khi phối hợp với Doxorubicin, các thuốc ức chế protease, các dẫn xuất của Rifampicin và Tipranavir.
  • Không được trộn dung dịch tiêm Zidovudine với các dịch sinh học hoặc dung dịch keo (như các chế phẩm máu hoặc dung dịch có chứa protein).

Zidovudine là một thuốc ức chế phiên mã ngược của virus, do đó thường được chỉ định điều trị nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con hoặc phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Mebipharavudin
    Công dụng thuốc Mebipharavudin

    Thuốc Mebipharavudin được chỉ định trong điều trị viêm gan siêu virus B mãn tính ở bệnh nhân có bằng chứng sao chép virus viêm gan B và phối hợp với Zidovudin cho điều trị HIV ở người lớn và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Limatex
    Công dụng thuốc Limatex

    Limatex thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc là Lamivudine, được chỉ định trong điều trị viêm gan siêu ...

    Đọc thêm
  • antiheb
    Công dụng thuốc Antiheb

    Thuốc Antiheb thường được dùng theo đơn của bác sĩ, để điều trị cho các tình trạng viêm gan siêu vi B mãn tính, xơ gan, bệnh gan mất bù, ghép gan hơajc nhiễm HIV,... Để dùng thuốc Antiheb hiệu ...

    Đọc thêm
  • vifagis
    Công dụng thuốc Vifagis

    Thuốc Vifagis được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarat và Emtricitabin. Thuốc được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV, trị bệnh viêm gan B mạn tính.

    Đọc thêm
  • zadonir
    Công dụng thuốc Lamozit

    Lamozit là thuốc có chứa hỗn hợp hoạt chất Lamivudin và Zidovudin. Vậy Lamozit có công dụng gì và cần sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết ...

    Đọc thêm