Công dụng thuốc Zentotacxim CPC1

Thuốc Zentotacxim CPC1 là kháng sinh phổ rộng, được chỉ định điều trị trong các trường hợp áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, bệnh lậu và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt.

1. Thuốc Zentotacxim CPC1 có tác dụng gì?

1.1. Zentotacxim CPC1 là thuốc gì?

Thuốc Zentotacxim CPC1 có số đăng ký VD-18002-12, là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm VCP sản xuất. Thuốc Zentotacxim có thành phần chính Cefotaxim (dưới dạng cefotaxim natri): 1g. Zentotacxim CPC1 được bào chế dạng thuốc bột pha tiêm, đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 1g thuốc và 10 ống nước cất pha tiêm.

1.2. Thuốc Zentotacxim CPC1 chữa bệnh gì?

Zentotacxim CPC1 là thuốc ETC dùng để điều trị các trường hợp:

  • Bị áp xe não, (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes).
  • Bệnh nhiễm khuẩn huyết.
  • Bị nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol).
  • Viêm phổi và màng trong tim bị viêm.
  • Bệnh lậu.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi và mổ lấy thai.

Chống chỉ định dùng thuốc Zentotacxim CPC1 trong trường hợp:

  • Người bệnh quá mẫn cảm với cephalosporin hoặc thuốc lidocain (nếu dùng dung môi lidocain khi tiêm bắp).

2. Cách sử dụng của Zentotacxim CPC1

2.1. Cách dùng thuốc Zentotacxim CPC1

Người bệnh cần phải đọc kỹ hướng dẫn cách dùng thuốc Zentotacxim CPC1 đã được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Không tự ý sử dụng thuốc Zentotacxim CPC1 theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng.

Thuốc Zentotacxim CPC1 dùng qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.

2.2. Liều dùng của thuốc Zentotacxim CPC1

  • Người lớn:

Liều thông thường: Dùng 2 đến 6g, chia làm 2 hoặc 3 lần. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần.

  • Trẻ em:

Liều thông thường: Dùng 100 đến 150mg/ kg thể trọng/ ngày. Với trẻ sơ sinh là 50mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 đến 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200mg/ kg thể trọng/ ngày. Liều dùng tối đa với trẻ sơ sinh là từ 100 đến 150mg/ kg thể trọng/ ngày.

  • Trường hợp suy thận:

Cần phải giảm liều cefotaxim ở người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/ phút): Sau liều tấn công đầu tiên thì giảm liều đi 1 nửa, nhưng cần giữ nguyên số lần dùng thuốc trong 1 ngày. Liều tối đa dùng cho 1 ngày là 2g.

  • Thời gian điều trị:

Sau khi hết sốt, hoặc khi chắc chắn là đã triệt hết vi khuẩn thì người bệnh dùng thuốc thêm từ 3 đến 4 ngày nữa. Để điều trị bệnh nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn gây ra tan máu beta nhóm A, thì phải dùng điều trị ít nhất là 10 ngày. Nhiễm khuẩn dai dẳng có khi cần phải điều trị trong vòng nhiều tuần.

  • Điều trị lậu:

Dùng liều duy nhất 1g.

  • Phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ:

Tiêm 1g thuốc Zentotacxim CPC1 trước khi làm phẫu thuật từ 30 - 90 phút. Trường hợp mổ đẻ thì tiêm liều 1g, tiêm vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi kẹp cuống rau và sau đó 6 giờ - 12 giờ thì tiêm 2 liều vào bắp hoặc tĩnh mạch.

  • Xử lý khi quên liều:

Trong trường hợp người bệnh lỡ quên một liều thuốc Zentotacxim CPC1 khi đang trong quá trình dùng thuốc thì hãy dùng càng sớm càng tốt (thường thì có thể uống thuốc cách 1 - 2 giờ so với giờ đã được bác sĩ yêu cầu). Nhưng, nếu thời gian đã quá gần với liều kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều thuốc Zentotacxim CPC1 kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý là không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định, để bù cho liều đã quên.

  • Xử trí khi quá liều:

Nếu trong khi điều trị, hoặc sau khi điều trị thuốc Zentotacxim CPC1 mà người bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ ngay đến khả năng bị viêm đại tràng có màng giả, đây là một loại rối loạn tiêu hóa nặng. Người bệnh cần phải ngừng thuốc Zentotacxim CPC1 ngay và được thay thế bằng một kháng sinh khác có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng do C. difficile (ví dụ như metronidazol, vancomycin).

Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay thuốc Zentotacxim CPC1 và đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị. Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm đi nồng độ cefotaxim trong máu.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Zentotacxim CPC1

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng Zentotacxim CPC1, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
  • Nếu đồng thời dùng thuốc Zentotacxim CPC1 có khả năng gây độc đối với thận (ví dụ như các aminoglycosid) thì phải theo dõi kiểm tra chức năng thận.
  • Thuốc Zentotacxim CPC1 có thể sẽ gây ra dương tính giả khi test Coombs và các xét nghiệm về đường niệu hoặc các chất khử mà không dùng phương.
  • Tính an toàn ở những phụ nữ đang mang thai chưa được xác định. Người bệnh nếu thật sự cần thiết phải dùng Thuốc Zentotacxim CPC1 thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, để có tính an toàn cho thai nhi.
  • Có thể dùng thuốc Zentotacxim CPC1 với người đang cho con bú, nhưng phải quan tâm đến khi trẻ tiêu chảy, tưa hay là nổi ban. Người bệnh phải cân nhắc kỹ về lợi ích và nguy cơ trước khi dùng. Và chỉ nên dùng trong trường hợp thật sự cần thiết.
  • Các tài liệu không cho thấy tác động của thuốc Zentotacxim CPC1 ảnh hưởng đối với người lái xe và vận hành máy móc và thiết bị.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zentotacxim CPC1

Ở liều điều trị, thuốc Zentotacxim CPC1 được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Zentotacxim CPC1, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Hay gặp: Tiêu chảy và viêm tắc tĩnh mạch.
  • Ít gặp: Giảm bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, thay đổi vi khuẩn chí ở ruột: Pseudomonas aeruginosa và Enterobacter spp.
  • Hiếm gặp: Sốc phản vệ, mẫn cảm, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, đại tràng viêm có màng giả và các enzym của gan có trong huyết tương.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Zentotacxim CPC1 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Zentotacxim CPC1

Zentotacxim CPC1 có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:

  • Cephalosporin và Colistin: Có thể sẽ có nguy cơ gây ra tổn thương ở thận;
  • Cefotaxim và thuốc penicilin;
  • Các thuốc ureido – penicilin;
  • Probenecid;

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Zentotacxim CPC1 thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Zentotacxim CPC1 phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Zentotacxim CPC1

  • Thời gian bảo quản thuốc Zentotacxim CPC1 là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản Zentotacxim CPC1 ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng, tránh môi trường có tính acid.
  • Để Zentotacxim CPC1 xa tầm tay của trẻ em, và vật nuôi trong nhà.
  • Trước khi dùng nên xem kỹ hạn dùng của thuốc Zentotacxim CPC1. Tuyệt đối không được dùng thuốc Zentotacxim CPC1 khi đã hết hạn sử dụng in trên bao bì.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Zentotacxim CPC1, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Zentotacxim CPC1 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

179 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan