Công dụng thuốc Zeefora

Zeefora là thuốc được dùng trong điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram âm, gram dương hoặc một số loại vi khuẩn đã kháng với kháng sinh họ beta lactam. Việc nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề không mong muốn gặp phải trong quá trình trị bệnh.

1. Thuốc Zeefora có tác dụng gì?

Zeefora có chứa thành phần chính là Cefoperazone sodium, thành phần thuộc nhóm kháng sinh bán tổng hợp mang đến khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là ức chế sự tổng hợp của tế bào vi khuẩn đang trong thời gian phát triển và phân chia để kiểm soát và loại bỏ chúng.

So với các loại cephalosporin thế hệ 3 khác, hoạt chất Cefoperazon trong thuốc Zeefora có tác dụng yếu hơn. Do đó, thường được sử dụng với mục đích chống lại các vi khuẩn kháng với kháng sinh beta – lactam khác.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Zeefora

2.1. Chỉ định

Zeefora được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn gram dương, gram âm nhạy cảm. Bên cạnh đó, thuốc cũng được chỉ định trong điều trị, kiểm soát các loại vi khuẩn đã kháng với các loại kháng sinh họ beta – lactam khác, cụ thể:

Ngoài ra ở một số trường hợp, thuốc Zeefora được sử dụng trong dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật như phẫu thuật phụ khoa, vùng bụng, chấn thương chỉnh hình, tim mạch.

2.2. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Zeefora cho các trường hợp bị nhạy cảm với cefoperazone và kháng sinh nhóm cephalosporin.

3. Cách dùng và liều dùng Zeefora

Thuốc Zeefora được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng tham khảo như sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: Sử dụng liều dùng từ 1 – 2g/ lần. Mỗi ngày dùng 2 lần, cần chú ý đảm bảo khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 12 tiếng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn nặng: Sử dụng liều dùng từ 2 – 4g/lần. Ngày dùng 2 lần, cần chú ý đảm bảo khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 12 tiếng.
  • Đối với trẻ em: Sử dụng liều dùng 25-100mg/kg/lần, dùng sau mỗi 12 tiếng.
  • Nếu bị bệnh gan hoặc tắc mật: Không sử dụng thuốc quá 4g/ngày.
  • Những người bị suy thận: Không cần giảm liều Zeefora.

4. Tác dụng phụ thuốc Zeefora

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Zeefora, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Nổi mề đay, ban đỏ trên da hoặc sốt.
  • Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm rối loạn tiêu hóa.
  • Giảm prothrombin máu, thiếu vitamin K, tuy nhiên tình trạng này ít gặp.
  • Làm giảm bạch cầu hoặc gây ra các phản ứng tại chỗ.

Tùy vào cơ địa liều dùng thuốc mà bạn có thể gặp phải một số vấn đề khác. Khi xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào cần trao đổi ngay với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

5. Tương tác thuốc Zeefora

Không uống rượu khi đang điều trị bằng Zeefora, do sẽ gây một số phản ứng như đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh... Do đó, bệnh nhân cần tránh sử dụng các đồ uống có cồn trong quá trình điều trị bằng Zeefora để đảm bảo an toàn.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zeefora

Hoạt chất Cefoperazone có trong thuốc Zeefora chủ yếu được thải trừ qua đường mật nên những người mắc các bệnh về gan hoặc bị tắc mật cần được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Phải trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng Zeefora cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Zeefora cho người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Zeefora. Để được cung cấp một cách chính xác và chi tiết về các thông tin liên quan đến liều lượng, cách dùng thuốc này, các bạn cần liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

45 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan