Công dụng thuốc Verapime

Thuốc Verapime là thuốc kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng có thành phần chính là Cefepime, thuộc nhóm kháng sinh. Cephalosporin thế hệ IV, tác dụng diệt khuẩn mạnh trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Thuốc Verapime là thuốc gì?

Thuốc Verapime là thuốc kháng sinh phổ rộng, họ Betalactam, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ IV. Thuốc có thành phần chính là Cefepime lọ 1g hoặc lọ 2g, được bào chế dưới dạng​​​​ Cefepime hydrochlorid monohydrate là dạng bột pha tiêm kèm dung môi pha tiêm. Thuốc được kê toa theo chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn.

2. Công dụng - chỉ định thuốc Verapime là gì?

Thuốc Verapime có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với các chủng vi khuẩn như: Salmonella, Shigella, Escherichia coli, Streptococcus pneumonia, enterobacter, Clostridium perfringens,...

Thuốc Verapime được chỉ định trong các trường hợp:

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Verapime

Cách dùng:

Thuốc Verapime được bào chế dưới dạng bột pha tiêm kèm dung môi pha tiêm.

Đường dùng: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp sâu. Dùng dung môi pha tiêm đã có pha vào lọ thuốc Verapime, sau đó lắc đều cho thuốc hoà tan hoàn toàn để tạo dung môi đồng nhất.

Lưu ý: Pha ngay trước tiêm để tránh nhiễm khuẩn.

Liều dùng:

Liều dùng của thuốc được khuyến cáo dựa trên cân nặng, độ tuổi, tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh như sau:

Đối với người lớn và trẻ em cân nặng trên 40kg

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mức độ nhẹ và trung bình: liều dùng từ 0,5 - 1g/ 12 giờ/ lần x 02 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.
  • Trường hợp các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình khác, không bao gồm nhiễm khuẩn tiết niệu: liều dùng 01 g/ 12 giờ/ lần x 02 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.
  • Nhiễm khuẩn nặng: liều dùng 02 g/ 12 giờ/ lần x 02 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch.
  • Nhiễm khuẩn rất nặng: liều dùng 02 g/ 08 giờ/ lần x 03 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch.
  • Lưu ý: Thời gian điều trị kháng sinh Verapime thường từ 7-10 ngày phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh, trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn có thể được chỉ định điều trị kéo dài thời gian hơn. Ví dụ: Sốt do giảm bạch cầu, thời gian điều trị không ít hơn 7 ngày.

Đối với trẻ em trên 2 tháng tuổi và người bệnh có cân nặng dưới 40kg

  • Trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da - mô mềm: Liều dùng dựa trên cân nặng, mỗi 12 giờ tiêm liều 50mg/kg/12 giờ/lần x 02 lần/ ngày, thời gian điều trị 7- 10 ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn mức độ nặng thì khoảng cách giữa các liều là 8 giờ/ lần. Tiêm tĩnh mạch
  • Nhiễm khuẩn huyết, Viêm màng não, sốt do giảm bạch cầu: liều 50mg/kg/ 8 giờ x 03 lần/ ngày, thời gian điều trị trong 7-10 ngày.

Lưu ý: Không khuyến cáo dùng kháng sinh Verapime cho trẻ dưới 2 tháng tuổi do chưa có nhiều nghiên cứu trên đối tượng này. Trong trường hợp đặc biệt có thể dùng với liều tham khảo 30mg/kg/ 12 giờ, tiêm tĩnh mạch. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chính xác nhất.

4. Thuốc Verapime không dùng trong những trường hợp nào?

Chống chỉ định của thuốc Verapime trong những trường hợp người bệnh sau đây:

  • Người bệnh bị mẫn cảm với một hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có phản vệ với Penicillin.
  • Không nên dùng trên bệnh nhân suy thận mức độ nặng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

5. Tác dụng phụ của thuốc Verapime là gì?

Khi dùng thuốc Verapime bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hoá: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
  • Da: nổi mẩn, phát ban, ngứa, mề đay.
  • Sốt, đau đầu.
  • Sốc phản vệ, giảm bạch cầu rất ít gặp.

Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế nếu gặp bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào để có hướng xử trí kịp thời.

6. Tương tác của thuốc Verapime

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các tương tác thuốc của thuốc Verapime (Cefepime ) với thuốc hoặc các loại thực phẩm khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng,.....để bác sĩ có những cân nhắc phù hợp trong điều trị. Tuy nhiên không nên trộn với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hoặc dịch truyền để tránh các phản ứng phụ xảy ra.

7. Cần làm gì khi dùng quá liều hay quên liều thuốc Verapime?

Khi dùng quá liều sẽ có nguy cơ gây độc với thận, do thuốc được đào thải qua thận, do đó mà chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này sẽ phải lọc máu hoặc có thể dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc giúp hỗ trợ trong việc loại bỏ Verapime trong máu.

Khi quên dùng một liều thuốc, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được khắc phục tốt nhất.

8. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Verapime là gì?

Đối với các bệnh nhân lớn tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, do thuốc chủ yếu đào thải qua thận mà chức năng thận của người già thường suy giảm theo tuổi do đó khi dùng thuốc cho đối tượng này cần kiểm soát chức năng thận, độ thanh thải creatinin.

Đối với bệnh nhân có tiền sử hen, dị ứng: Bạn cần báo cho bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Trong quá trình tiêm phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế, phải đảm bảo đúng quy trình vô khuẩn.

Không được trộn lẫn với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm và dịch truyền để tránh những bất lợi có thể xảy ra.

Tóm lại, thuốc Verapime có thành phần hoạt chất chính là Cefepime. Đây là thuốc kháng sinh phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn, điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan