Công dụng thuốc Trimexonase

Thuốc Trimexonase là thuốc kê đơn sử dụng để điều trị cho các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi chủng vi khuẩn nhạy cảm với Sulfamethoxazol và Trimethoprim. Trong suốt thời gian sử dụng thuốc Trimexonase, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện đúng các hướng dẫn mà bác sĩ đã khuyến cáo để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

1. Thuốc Trimexonase có tác dụng gì?

Vậy thuốc Trimexonase có tác dụng gì? Thuốc Trimexonase bao gồm sự kết hợp của 5 phần Sulfamethoxazol và 1 phần Trimethoprim. Mỗi hoạt chất trong thuốc Trimexonase đều đảm nhận vai trò khác nhau và có công dụng diệt khuẩn rất hiệu quả, cụ thể:

  • Sulfamethoxazole: Được biết đến là một Sulfonamid, có khả năng ức chế cạnh tranh với sự tổng hợp acid folic của các vi khuẩn.
  • Trimethoprim: Đóng vai trò là một dẫn chất của Pyrimidin, có tác dụng ức chế đặc hiệu với enzyme Dihydrofolate reductase của các vi khuẩn.

Có thể nói, sự phối hợp của 2 hoạt chất Sulfamethoxazol và Trimethoprim trong cùng một công thức giúp đem lại tác dụng ức chế 2 giai đoạn liên tiếp trong quá trình chuyển hoá acid folic, nhờ đó ức chế tốt sự tổng hợp Purin, Thymine và DNA của các vi khuẩn. Tác dụng cuối cùng mà thuốc Trimexonase mang lại là diệt khuẩn hiệu quả.

Ngoài ra, cơ chế đồng hiệp của 2 hoạt chất trên cũng giúp chống lại sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, góp phần giúp phát huy tác dụng của Trimexonase ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần dược chất trong thuốc.

Trimexonase là thuốc điều trị phổ rộng các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Gram dương và âm gây ra, chẳng hạn như viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Hiện nay, thuốc Trimexonase được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm TW3, bào chế dưới dạng viên nén, mỗi hộp thuốc bao gồm 10 vỉ x 20 viên hoặc một lọ 200 viên.

Hiện nay, thuốc Trimexonase được bác sĩ kê đơn để điều trị chủ yếu cho những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm và dương, nhất là những bệnh nhân nhiễm lậu cầu, viêm phổi do Pneumocystis carinii và nhiễm trùng đường tiểu cấp không có biến chứng. Dưới đây là một số tình trạng nhiễm khuẩn có thể chỉ định điều trị bằng thuốc Trimexonase:

  • Nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Trimethoprim và Sulfamethoxazol.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, cụ thể là thương hàn hoặc lỵ trực khuẩn.
  • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn.
  • Đợt cấp viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm tai giữa cấp tính hoặc viêm phổi cấp.
  • Viêm xoang má cấp tính ở người lớn.

Không sử dụng thuốc Trimexonase cho những trường hợp dưới đây khi chưa được bác sĩ chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc có phản ứng quá mẫn với Trimethoprim và Sulfamethoxazol hay bất kỳ thành phần tá dược khác trong thuốc.
  • Chống chỉ định đối với bệnh nhân bị tổn thương nhu mô gan nghiêm trọng.
  • Không dùng Trimexonase cho người bị suy thận nặng hoặc thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.
  • Chống chỉ định thuốc Trimexonase đối với bệnh nhi dưới 2 tháng tuổi và phụ nữ có thai.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Trimexonase

2.1. Nên dùng thuốc Trimexonase theo liều lượng bao nhiêu?

Dưới đây là liều dùng thuốc Trimexonase đối với từng bệnh nhân theo khuyến cáo chung của bác sĩ:

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không có biến chứng:

  • Liều cho người lớn: Dùng 2 viên / lần x 2 lần / 24 giờ, điều trị trong vòng 10 ngày hoặc uống liều duy nhất tương đương 4 viên / ngày với đợt dùng ít nhất trong 3 hoặc 7 ngày.
  • Liều cho trẻ em: Dùng 48mg / kg thể trọng / 24 giờ, chia thành 2 lần và điều trị trong vòng 10 ngày.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mãn tính tái phát ở nữ giới trưởng thành: Uống nửa viên / ngày hoặc 1 – 2 viên / tuần.

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Đợt cấp viêm phế quản mãn tính: Dùng 2 – 3 viên / lần x 2 lần / ngày và điều trị trong 10 ngày đổi với người lớn.
  • Viêm phổi cấp và viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Dùng liều 48mg / kg / 24 giờ, chia thành 2 lần và uống cách nhau mỗi 12 giờ, điều trị trong vòng 5 – 10 ngày.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (Lỵ trực khuẩn):

  • Liều cho người lớn: Dùng 2 viên / lần, mỗi liều cách nhau khoảng 12 giờ và điều trị trong 5 ngày.
  • Liều cho trẻ em: Dùng liều 48mg / kg / 24 giờ, chia thành 2 lần và uống cách nhau 12 giờ, điều trị trong 5 ngày.

Điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii: Cả trẻ em và người lớn có thể uống liều 120mg / kg / 24 giờ, chia đều mỗi liều sao cho cách nhau 6 giờ và điều trị trong vòng 14 – 21 ngày.

2.2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Trimexonase hiệu quả và an toàn

Thuốc Trimexonase được bào chế dưới dạng viên nén nên bệnh nhân có thể dùng thuốc bằng đường uống với liều lượng khuyến nghị bởi bác sĩ. Trong quá trình điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn bằng thuốc Trimexonase, bạn cần áp dụng chính các các hướng dẫn ghi trên bao bì, tờ đơn hướng dẫn dùng thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tính toán hay thay đổi liều thuốc Trimexonase khi chưa trao đổi cụ thể với thầy thuốc.

2.3. Làm thế nào để xử trí tình trạng quá liều thuốc Trimexonase?

Khi lỡ uống quá liều Trimexonase, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như buồn nôn, nôn ói, chán ăn, bất tỉnh hoặc đau đầu. Nếu xảy ra các hiện tượng như vàng da và loạn tạo máu, điều này đang cảnh báo giai đoạn muộn của quá liều thuốc Trimexonase và bệnh nhân cần được điều trị ngay để bảo toàn tính mạng.

Hiện nay, các biện pháp được áp dụng chủ yếu trong xử trí quá liều thuốc Trimexonase, bao gồm:

  • Rửa dạ dày.
  • Gây nôn.
  • Tăng đào thải Trimethoprim bằng cách acid hóa nước tiểu.
  • Cho bệnh nhân dùng Leucovorin từ 5 – 15mg / ngày nếu bệnh nhân có dấu hiệu ức chế tủy. Dùng thuốc Leucovorin cho đến khi cơ thể người bệnh hồi phục tạo máu.

3. Thuốc Trimexonase có thể gây ra các tác dụng phụ ngoại ý nào?

Nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến thuốc Trimexonase thường xảy ra ở khoảng 10% người bệnh. Trong đó, 5% các tác dụng phụ thường gặp nhất ở đường tiêu hoá và khoảng 2% bệnh nhân gặp các phản ứng trên da, chẳng hạn như mụn phỏng hoặc ngoại ban. Theo chuyên gia cho biết, các tác dụng phụ mà thuốc Trimexonase gây ra thường nhẹ, hiếm khi gây tử vong do hội chứng nhiễm độc da rất nặng, ví dụ như hội chứng Lyell.

Dưới đây là các phản ứng phụ ngoài ý muốn có nguy cơ xảy ra trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc Trimexonase:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Sốt, buồn nôn, nôn ói, viêm lưỡi, tiêu chảy, ngoại ban, ngứa.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Ban xuất huyết, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu / bạch cầu trung tính.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Nổi mày đay, phản ứng phản vệ, thiếu máu tan máu, bệnh huyết thanh, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm màng não vô khuẩn, ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens- Johnson, phù mạch, vàng da ứ mật, mẫn cảm với ánh sáng, hoại tử gan, giảm đường huyết, tăng kali huyết, suy thận, ảo giác, sỏi thận, viêm thận kẽ hoặc ù tai.

Khi xuất hiện một trong số bất kỳ phản ứng phụ nào được đề cập ở trên, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để được có phương pháp điều trị sớm nhất.

4. Những điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Trimexonase

Cần lưu ý và theo dõi kỹ các phản ứng cơ thể khi sử dụng thuốc Trimexonase cho những đối tượng sau:

  • Người bị rối loạn huyết học.
  • Người thiếu hụt men G6PD.
  • Người thiếu Folate hoặc suy thận.
  • Người bị suy dinh dưỡng hoặc đang bị mất nước.
  • Người cao tuổi.
  • Phụ nữ đang nuôi con bú.
  • Phụ nữ có dự định mang thai hoặc đang có thai.

Những đối tượng trên thuộc nhóm dễ nhạy cảm và bị ảnh hưởng bởi các hoạt chất trong thuốc Trimexonase, do đó cần thận trọng và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

5. Thuốc Trimexonase tương tác với các loại thuốc nào khác?

Một số loại thuốc khác có nguy cơ tương tác với Trimexonase nếu dùng chung với nhau, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu, điển hình là Thiazid có thể làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu đối với bệnh nhân cao tuổi.
  • Giảm đào thải và tăng tác dụng của Methotrexat khi dùng chung với Trimexonase.
  • Thuốc Pyrimethamin dùng phối hợp với Trimexonase có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
  • Thuốc Phenytoin bị ức chế chuyển hoá tại gan và làm tăng tác dụng khi dùng chung với Trimexonase.
  • Thuốc Warfarin dùng cùng với Trimexonase có thể làm kéo dài thời gian Prothrombin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • intolacin
    Công dụng thuốc Intolacin

    Thuốc Intolacin là kháng sinh dùng bằng đường tiêm được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này gây ra. Cùng tìm hiểu về công dụng và lưu ý khi dùng thuốc thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Piperazam
    Công dụng thuốc Piperazam

    Thuốc Piperazam được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm, có thành phần chính là Piperacillin sodium và Tazobactam sodium. Thuốc được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • dalipim
    Công dụng thuốc Dalipim

    Dalipim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thường được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa - tiết niệu,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • amtrifox
    Công dụng thuốc Goldbracin

    Goldbracin thành phần chính là Tobramycin thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn liên quan đến xơ nang, đường hô hấp dưới, đường tiết niệu, mắt, da, xương và cấu ...

    Đọc thêm
  • spreadim
    Công dụng thuốc Spreadim

    Thuốc Spreadim có thành phần chính là Ceftazidim được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Thuốc được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng... Cùng nắm rõ công ...

    Đọc thêm