Công dụng thuốc Tenoxicam

Thuốc Tenoxicam là một loại thuốc kê đơn, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch. Vậy thuốc Tenoxicam có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Tenoxicam có tác dụng gì?

Thuốc Tenoxicam có tác dụng gì? Tenoxicam là một loại thuốc chống viêm không steroid, nó có tác dụng chống viêm và giảm đau đáng kể, đồng thời cũng có phần nào tác dụng hạ nhiệt. Cũng như các loại thuốc chống viêm không steroid khác, hiện nay chúng ta vẫn chưa biết chính xác cơ chế tác dụng của tenoxicam là như thế nào, mặc dù hiện có nhiều giả thiết cho rằng thuốc này gây ức chế cyclooxygenase - một chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm.

Tenoxicam thường được sử dụng để điều trị triệu chứng trong các bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, các tổn thương mô mềm (dùng trong thời gian ngắn). Tenoxicam không có tác động đến quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tenoxicam cũng giống như các loại thuốc chống viêm không steroid khác, nó gây hại cho đường tiêu hóa do giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến tình trạng ức chế tạo mucin - một chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa.

Prostaglandin còn có vai trò duy trì tưới máu thận, mà thuốc Tenoxicam lại ức chế tổng hợp prostaglandin, nên có thể gây ra viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú thận và hội chứng thận hư, đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh thận hoặc suy tim mạn tính. Với những bệnh nhân này, sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ suy thận cấp và suy tim cấp.

Tenoxicam được bào chế dưới các dạng thuốc sau:

  • Viên nén 20mg.
  • Thuốc bột pha tiêm, lọ 20 mg.
  • Thuốc đạn đặt trực tràng 20mg.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tenoxicam

Thuốc Tenoxicam được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng của các bệnh:
  • Điều trị ngắn ngày trong các tình trạng rối loạn cơ xương cấp:
    • Căng cơ quá mức
    • Bong gân
    • Các vết thương phần mềm khác.
  • Đợt cấp của bệnh xương khớp như:
    • Viêm quanh khớp do vảy nến
    • Viêm gân
    • Viêm bao hoạt dịch
    • Bệnh cấp tính sau chấn thương của hệ cơ xương khớp.
    • Đau cơ vùng thắt lưng nghiêm trọng.

Thuốc Tenoxicam chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm loét đường tiêu hóa tiến triển hoặc có tiền sử bị viêm loét tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa.
  • Hen, trường hợp bệnh nhân dễ có nguy cơ chảy máu như xơ gan, suy tim, suy thận (Clcr < 30ml/phút).
  • Người quá mẫn với tenoxicam hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Viêm túi thừa có thể lan rộng.
  • Viêm đại tràng
  • Phenylceton niệu.
  • Trẻ em < 15 tuổi.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Tenoxicam

Liều dùng thuốc Tenoxicam cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo dành cho người lớn như sau:

  • Đường uống:
    • Sử dụng liều đơn 20mg/ngày, uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
    • Đối với một số người bệnh chỉ cần sử dụng liều 10mg, một lần trong ngày là đủ.
    • Liều kê đơn thường được giới hạn ở mức 20mg/ngày.
  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch:
    • Sử dụng liều đơn 20mg/ngày, trong 1 hoặc 2 ngày nếu bệnh nhân không thể dùng đường uống, sau đó sử dụng tiếp dưới dạng thuốc uống.
    • Thuốc pha xong phải dùng ngay.
  • Thuốc Tenoxicam cũng được dùng theo đường đặt trực tràng.
  • Bệnh nhân bị suy thận:
    • Clcr > 25 ml/phút: Sử dụng liều thông thường nhưng phải theo dõi cẩn thận.
    • Clcr < 25 ml/phút: Chưa có đủ số liệu để khuyến cáo liều dùng thuốc Tenoxicam trong trường hợp này.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tenoxicam:

  • Không nên sử dụng thuốc Tenoxicam liều cao, vì thường không đạt được tác dụng cao hơn đáng kể nhưng lại làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.
  • Trong điều trị triệu chứng các bệnh lý cơ xương khớp cấp, thường chỉ cần dùng thuốc Tenoxicam trong vòng 7 ngày, tuy nhiên trường hợp nặng có thể sử dụng thuốc trong tối đa 14 ngày.
  • Người bệnh cần uống thuốc Tenoxicam lúc no với một cốc nước đầy khoảng 150 ml. Tránh sử dụng các loại đồ uống có rượu.

Các triệu chứng của quá liều thuốc Tenoxicam thường bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau vùng thượng vị
  • Hiếm khi tiêu chảy
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Ù tai
  • Nhức đầu
  • Mờ mắt
  • Chóng mặt.

Cách xử trí khi sử dụng quá liều thuốc Tenoxicam như sau:

  • Người bệnh cần được rửa dạ dày càng sớm càng tốt và theo dõi chặt chẽ, điều trị hỗ trợ nếu cần.
  • Có thể gây nôn để loại bỏ thuốc Tenoxicam nhưng không nên sử dụng siro ipeca, vì có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ngộ độc thuốc Tenoxicam, gây phức tạp thêm cho chẩn đoán.
  • Có thể sử dụng than hoạt tính, tuy nhiên tác dụng của than hoạt làm giảm hấp thu thuốc Tenoxicam chưa được xác định rõ nếu cho uống sau hai giờ.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc Tenoxicam đường uống, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần với thời điểm sử dụng liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và uống liều Tenoxicam kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch, không uống gấp đôi liều thuốc đã quy định.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tenoxicam

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tenoxicam gồm có:

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Tenoxicam gồm có:

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Tenoxicam gồm có:

  • Phản ứng quá mẫn (hen, phản vệ, phù mạch).
  • Thiếu máu
  • Giảm bạch cầu
  • Mất bạch cầu hạt
  • Giảm tiểu cầu
  • Chảy máu do ức chế ngưng kết tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp.
  • Nhìn mờ
  • Da nhạy cảm với ánh sáng
  • Hội chứng Stevens - Johnson
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell).
  • Khó tiểu tiện.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Tenoxicam, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

5. Tương tác của thuốc Tenoxicam với các thuốc khác

  • Sử dụng thuốc Tenoxicam cùng với các thuốc kháng acid có thể làm giảm tốc độ hấp thu nhưng không gây ảnh hưởng tới mức độ hấp thu của tenoxicam.
  • Cần tránh điều trị đồng thời thuốc Tenoxicam với các salicylat, aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác hoặc các thuốc glucocorticoid vì sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ, đặc biệt là tác dụng phụ ở đường tiêu hóa.
  • Đã có thông báo các loại thuốc chống viêm không steroid gây giữ lithi khi sử dụng cùng. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc tenoxicam cho bệnh nhân đang dùng liệu pháp lithi, bác sĩ sẽ cần phải tăng cường theo dõi nồng độ lithi và bệnh nhân cần duy trì lượng nước đưa vào cơ thể và cách nhận biết các triệu chứng ngộ độc lithi để phát hiện kịp thời.
  • Tenoxicam có thể gây giữ nước, natri, kali và có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng bài xuất natri của các loại thuốc lợi tiểu nên cần điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Cần lưu ý các tính chất này khi sử dụng thuốc Tenoxicam cho bệnh nhân bị giảm chức năng tim hoặc tăng huyết áp do có thể làm cho bệnh nặng thêm.
  • Sử dụng Tenoxicam tiêm tĩnh mạch cùng với thuốc Cholestyramin làm giảm thời gian bán thải của tenoxicam và tăng thanh thải tenoxicam.
  • Sử dụng thuốc Tenoxicam cùng với thuốc uống chống đông máu, heparin, và các chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc đối với serotonin, pentoxifylline, thuốc hỗn hợp adrenergic-serotonergic sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Sử dụng thuốc Tenoxicam cùng với Cyclosporin, tacrolimus có nguy cơ gây độc thận ở người cao tuổi.
  • Sử dụng thuốc Tenoxicam cùng với thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển và các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II sẽ có nguy cơ suy thận cấp.
  • Sử dụng thuốc Tenoxicam cùng với Tenofovir disoproxil có nguy cơ tăng độc tính trên thận.
  • Sử dụng thuốc Tenoxicam cùng với thuốc chẹn beta (ngoại trừ esmolol), glucocorticoid dùng đường uống gây tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Thuốc Tenoxicam là một loại thuốc kê đơn, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan