Công dụng thuốc Spyrathepharm

Spyrathepharm là thuốc kháng sinh nhóm Macrolid, có thành phần chính là Acetylspiramycin. Thuốc được dùng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn ở nhiều chuyên khoa như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hoá, bệnh về da liễu, nhiễm khuẩn ở răng, đường tiết niệu....Vậy thuốc Spyrathepharm là gì?

1. Thuốc Spyrathepharm có tác dụng gì?

Thành phần chính có trong spyrathepharm là kháng sinh Acetylspiramycin - phân nhóm kháng sinh Macrolid. Thuốc có tác dụng điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc nhờ cơ chế tác dụng của dược chất có trong thuốc.

  • Acetylspiramycin cũng có cơ chế diệt các vi khuẩn bằng cách tác dụng trên các tiểu đơn vị 50S của ribosom tương tự như các kháng sinh thuộc nhóm Macrolid khác, từ đó ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein. Phổ tác dụng của thuốc rộng bao gồm các chủng vi khuẩn Gram dương như phế cầu, tụ cầu, liên cầu...,chủng vi khuẩn Gram âm như lậu cầu, màng não cầu, lậu cầu và các sinh vật Mycoplasma, Toxoplasma...
  • Khi vào cơ thể, thuốc được hấp thu nhanh qua niêm mạc đường tiêu hoá nhưng không hoàn toàn. Acetylspiramycin được chuyển hoá ở tế bào gan, chu kì bán thải khoảng 8 giờ. Thuốc được đưa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu và đường mật, Acetyl spiramycin được bài tiết vào sữa mẹ.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Spyrathepharm

2.1. Chỉ định

Spyrathepharm được chỉ định trong các bệnh lý sau:

  • Bệnh đường hô hấp trên và dưới, bệnh ở tai mũi họng bao gồm viêm mũi, viêm amidan cấp, viêm họng, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mãn tính; viêm phổi cấp...
  • Bệnh đường tiêu hoá bao gồm nhiễm khuẩn đường dẫn mật, viêm ruột, lỵ amip, nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Bệnh ở da như viêm nang lông, mụn đầu đinh, viêm bì có mủ, apxe vết thương nhiễm khuẩn...
  • Nhiễm khuẩn ở răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu đạo, bệnh lây qua sinh dục như, bệnh lậu, bệnh giang mai

2.2. Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng với Acetyl Spiramycin, các thành phần khác có trong thuốc.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Spyrathepharm

Cách dùng: Thuốc được dùng dạng thuốc, người bệnh uống trọn viên nén bao phim, không được bẻ đôi hay nghiền nhỏ thuốc. Uống Spyrathepharm với lượng nước vừa đủ, thức ăn không làm giảm hiệu quả dùng thuốc.

Liều dùng: Dùng thuốc theo chỉ dẫn liều uống từ bác sĩ chuyên khoa hoặc có thể tham khảo liều sau.

Người lớn: Uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 2 viên.

Trẻ nhỏ: Uống ngày chia 4 đến 6 lần, tổng lượng thuốc trong ngày tính theo 30 mg/ kg/ ngày.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Spyrathepharm( ADR)

Thuốc hiểm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên lâm sàng, tuy nhiên có thể gặp các tác dụng như sau khi dùng Spyrathepharm

  • Thường gặp (ADR > 1/100 ) Các dấu hiệu tiêu hoá như buồn nôn, đi ngoài, khó tiêu chức năng, đầy bụng, nôn.
  • Ít gặp hơn như dấu hiệu mệt mỏi, cảm giác đè nặng tim, chảy máu, viêm kết tràng cấp, mày đay, ngoại ban, các bất thường ở da.
  • Hiếm gặp như dấu hiệu toàn thân: phản ứng phản vệ, bội nhiễm.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc Spyrathepharm

  • Dùng chung thuốc với nhóm thuốc ngừa thai sẽ làm mất tác dụng tránh thai, trong trường hợp này người bệnh cần thông báo thuốc bạn đang sử dụng.
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng thận, suy giảm chức năng gan nên dùng đúng phác đồ liều lượng của bác sĩ.
  • Trường hợp sử dụng thuốc quá liều người bệnh nên dừng thuốc, được giúp đỡ bằng việc chống đỡ các triệu chứng.
  • Phụ nữ mang thai có thể sử dụng Spyrathepharm do hàm lượng acetyl spiramycin đi qua nhau thai với nồng độ thấp.
  • Thuốc được tiết qua sữa mẹ với nồng độ kháng sinh acetylspiramycin cao nên ngừng việc cho con bú nếu sử dụng thuốc.
  • Chưa có thông báo nghiên cứu nào khi dùng thuốc Spyrathepharm ảnh hưởng như thế nào đối với người lái xe, người điều khiển trực tiếp máy móc.

Thuốc Spyrathepharm được dùng trong nhiều bệnh lý. Để đảm bảo hiệu quả, tác dụng điều trị bệnh, bạn nên nắm rõ các thông tin trong bài viết trên đây. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hãy đến gặp cá bác sĩ/ dược sĩ để được thăm khám, giải đáp các thắc mắc và được chỉ định đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

109 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan