Công dụng thuốc SP Cefradine

Thuốc SP Cefradine là kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 được dùng bằng đường tiêm, thuốc được chỉ định dùng cho các trường hợp nhiễm các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

1. Tác dụng của thuốc SP Cefradine

Thành phần chính của SP Ceftradin là kháng sinh Cefradin (dưới dạng hỗn hợp Cefradin kết hợp với L-Arginin) với hàm lượng 1g, được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.

Cefradine là một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1 bán tổng hợp, phổ rộng. Thuốc có tác dụng trên cả vi khuẩn gram dương và gram âm.

Giống như các kháng sinh penicilin, cefradine tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng cách ức chế sự tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn, từ đó ngăn cản sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn của kháng sinh Cefradine trên các cầu khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu) tiết hoặc không tiết penicilinase, các Streptococcus tan máu beta nhóm A như Streptococcus pyogenes; các Streptococcus nhóm B như S. agalactiae) và Streptococcus pneumoniae. Tác dụng của kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1 hạn chế hơn ở các vi khuẩn Gram âm so với thế hệ sau như: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteusmirabilis và Shigella.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc SP Ceftradine

Chỉ định: SP Cefradine thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, gồm:

  • Nhiễm khuẩn da và nhiễm khuẩn mô mềm như chốc lở, áp xe, viêm mô tế bào, nhọt.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như bệnh viêm xoang, viêm họng do liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A gây ra, viêm amidan, viêm thanh khí phế quản và cả viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như trong bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi thùy.
  • Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm bể thận.
  • Nhiễm khuẩn xương.
  • Dự phòng trong trường hợp nhiễm khuẩn trong phẫu thuật và nên được điều trị tiếp tục trong thời gian hậu phẫu.

Chống chỉ định của SP Cefradine: Không dùng cho người bệnh có tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với kháng sinh cefradine, thành phần tá dược và kháng sinh nhóm cephalosporin.

3. Liều lượng và cách dùng của SPCefradine

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp hay tiêm truyền tĩnh mạch.

Liều dùng:

  • Người lớn: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch: 500mg - 1g và dùng 4 lần/ ngày. Liều tối đa không vượt quá 8g/ ngày.
  • Trẻ em: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 12.5 – 25mg/ kg thể trọng và dùng 4 lần/ ngày. Liều cao tới 300mg/ kg thể trọng cũng có thể được dùng cho các trường hợp trẻ nhỏ bị ốm nặng mà không có đáp ứng với thuốc. Liều tối đa 1 ngày không quá 8g cho trẻ em.

Dự phòng trước, trong và sau khi mổ:

  • Đối với những người sinh mổ: Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi tiến hành kẹp cuống rốn và tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, cách 6 và 12 giờ sau liều thứ nhất.
  • Đối với các người bệnh phẫu thuật khác: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, trước khi phẫu thuật 30 phút đến 90 phú và cứ 4 đến 6 giờ một lần, tiêm tiếp 1g, trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Không được dùng quá 8 g mỗi ngày.

Liều cho người suy thận: Liều dùng ban đầu cho 750mg, các liều dùng duy trì 500mg/ lần, khoảng cách các liều tùy thuộc độ thanh thải creatinine.

  • Độ thanh thải creatinin > 20ml/ phút khoảng cách liều dùng từ 6 - 12 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 19 - 15ml/ phút dùng với liều cách nhau 12 - 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 14 - 10ml/ phút uống cách 24 - 40 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 9 - 5ml/ phút dùng liều cách nhau 40-50 giờ
  • Độ thanh thải creatinin < 5ml/ phút cách nhau 50 - 70 giờ

Đối với người thẩm phân máu: Liều khởi đầu 250mg dùng lúc bắt đầu thẩm phân. Sau đó dùng với liều 250mg x 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

4. Tác dụng phụ của SP Cefradine

Khi dùng thuốc SP Cefradine có thể gặp phải tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Phản ứng quá mẫn, gây sốt, phản ứng giống như bệnh huyết thanh, phản vệ. Ban da, nổi mày đay, tăng bạch cầu ưa eosin; Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả, tiêu chảy; Mất bạch cầu hạt, biến chứng chảy máu.
  • Ít gặp: Hoại tử ống thận cấp tính sau khi dùng với liều quá cao; thường liên quan đến những người cao tuổi, người có tiền sử suy thận hoặc người dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên thận gồm các kháng sinh aminoglycosid; Viêm thận kẽ cấp tính.
  • Hiếm gặp: Viêm gan và vàng da ứ mật; Có thể gây đau ở chỗ tiêm bắp; gây viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi truyền tĩnh mạch thường với liều cao trên 6g/ ngày và dùng trên 3 ngày.
  • Không xác định tần suất: Viêm âm đạo do nhiễm nấm candida, lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, tăng động, viêm lợi, chóng mặt, ợ chua, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, phù, tức ngực, đau khớp.

Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc SP Cefradine.

5. Lưu ý khi sử dụng SP Cefradine

Trước khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh cefradine, phải kiểm tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với kháng sinh nhóm cephalosporin, penicilin do có nguy cơ dị ứng chéo.

Sử dụng các loại kháng sinh kéo dài hoặc dùng lạm dụng có thể dẫn đến sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh đó. Hay còn gọi là kháng kháng sinh, điều này ảnh hưởng tới việc lựa chọn kháng sinh sau này.

Phải theo dõi chức năng thận và chỉ số máu trong khi điều trị, nhất là khi dùng thuốc này trong thời gian dài và với liều cao.

Lưu ý dùng SP Cefradine cho phụ nữ có thai: Cefradine qua nhau thai rất nhanh trong thời kỳ mang thai. Các cephalosporin thường có thể được coi như an toàn khi dùng cho người mang thai, tuy nhiên vẫn cần phải thận trọng khi cho phụ nữ có thai dùng thuốc.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Thuốc

Cefradine được bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Điều này xảy ra sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột, tác động trực tiếp đến trẻ bí mẹ và ảnh hưởng đến nhận định kết quả cấy vi khuẩn khi được kiểm tra lúc trẻ sốt. Tuy cefradine cũng được xếp vào loại có thể dùng khi cho con bú nhưng phải ngừng cho bú hoặc tạm ngừng thuốc khi trẻ bị tiêu chảy, phát ban trên da hoặc trẻ bị nhiễm Candida.

Tương tác với các thuốc khác

  • Thuốc lợi tiểu quai như Furrosemid có thể làm tăng độc tính trên thận của cephalosporin.
  • Probenecid làm giảm đào thải và làm tăng đồng độ cefradine trong huyết thanh.
  • Cefradine dùng đồng thời có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin thương hàn.
  • Tương kỵ thuốc: Cefradine tiêm chứa natri carbonat, vì vậy tương kỵ dùng với các dung dịch chứa calci bao gồm dung dịch Ringer lactat, dung dịch Ringer - lactat-dextrose, dung dịch Ringer,...
  • Không nên trộn SP Cefradin tiêm với các kháng sinh khác. Trộn cefradine với kháng sinh aminoglycosid trong cùng một túi hoặc cùng lọ để tiêm tĩnh mạch làm mất hoạt lực cả hai loại. Nếu cần dùng đồng thời cả 2 loại kháng sinh này để điều trị, phải tiêm ở hai chỗ khác nhau hoặc các thời điểm khác nhau.

Thuốc SP Cefrandin là kháng sinh dùng trong cơ sở y tế, thuốc được dùng dưới chỉ định và thực hiện tiêm bởi nhân viên y tế. Khi dùng thuốc có bất kỳ điều gì bất thường cần phải thông báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

200 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chloram-H
    Công dụng thuốc Chloram-H

    Chloram-H là 1 loại kem bôi da được dùng trong điều trị các bệnh da liễu. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Chloram-H sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • bartucen oint
    Công dụng thuốc Bartucen Oint

    Thuốc Bartucen oint thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu được bào chế ở dạng thuốc mỡ. Thành phần chính của thuốc Bartucen oint là Mupirocin được chỉ định điều trị viêm da có mủ, chốc lở, vết thương ...

    Đọc thêm
  • Zidunat
    Công dụng thuốc Zidunat

    Zidunat 125mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng tại đường hô hấp, tiết niệu, da hoặc mô mềm. Người bệnh cần hiểu rõ công dụng, tham khảo ý ...

    Đọc thêm
  • Forekaximeinj 1g
    Công dụng thuốc Forekaximeinj 1g

    Forekaximeinj 1g là thuốc có chứa hoạt chất Cephradine Sodium với tác dụng diệt khuẩn nhằm điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác nhau.

    Đọc thêm
  • Fulhad
    Công dụng thuốc Fulhad

    Fulhad là thuốc kê đơn, thuộc nhóm kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. Thuốc chứa thành phần chính là Cefodoxim, bào chế dạng viên nang, đóng gói 10 viên trong 1 vỉ duy nhất. Đây là kháng ...

    Đọc thêm