Công dụng thuốc Simvafar

Simvafar là thuốc điều trị các chứng tăng cholesterol huyết nguyên phát, phòng ngừa các biến chứng trên hệ tim mạch, đột quỵ do rối loạn lipid máu gây ra. Vậy công dụng của thuốc và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

1. Simvafar là thuốc gì?

  • Thuốc Simvafar có chứa thành phần chính là Simvastatin 10mg - thuộc nhóm thuốc statin có công dụng làm giảm Cholesterol xấu trong máu. Simvastatin là chất ức chế một loại men khử xúc tác chuyển hóa HMG-CoA thành mevalonate, là chất góp phần vào quá trình tổng hợp cholesterol
  • Simvafar làm giảm nồng độ LDL - cholesterol lúc bình thường và cả khi tăng cao.
  • Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, chuyển hóa mạnh ở gan và gắn với protein huyết tương khoảng 95%. Sau đó thuốc được thải trừ qua phân, một số ít thải qua nước tiểu.

2. Chỉ định của thuốc Simvafar

Thuốc Simvafar được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:

  • Bệnh lý tăng Cholesterol huyết nguyên phát.
  • Bệnh nhân rối loạn lipid máu các type IIa và IIb.
  • Tăng cholesterol gia đình.
  • Dự phòng, điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim do tăng cholesterol máu.
  • Giảm yếu tố nguy cơ bệnh mạch máu do xơ vữa động mạch.
  • Bệnh nhân tăng triglyceride máu.

3. Chống chỉ định của thuốc Simvafar

Thuốc Simvafar không sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau:

  • Dị ứng với Simvastatin hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Bệnh nhân bệnh lý gan đang tiến triển, tăng men gan không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng Simvafar.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Simvafar

  • Bệnh nhân tiền sử nghiện rượu, bệnh lý gan mật nên theo dõi chức năng gan trước và trong điều trị.
  • Phụ nữ có thai khi dùng Simvafar có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai, quái thai.
  • Thuốc có thể qua được sữa mẹ nên cân nhắc lợi ích khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Bưởi hoặc nước ép bưởi dùng số lượng nhiều có thể gia tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Theo dõi các thông số bilan lipid máu để bắt đầu và điều chỉnh liều Simvafar.
  • Trong quá trình điều trị thuốc cần giữ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh rượu bia, tập thể dục thường xuyên.

4. Tương tác thuốc của Simvafar

  • Các chất ức chế men CYP3A4 mạnh ở gan khi dùng chung với Simvafar có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
  • Các thuốc chống đông, dẫn xuất coumarin.
  • Các tương tác thuốc có thể gặp phải khi dùng chung với thuốc simvastatin, trong đó có cả các thuốc nhóm tim mạch:
  • Cyclosporine, Danazol, Colchicine dùng phối hợp với Simvafar có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về cơ.
  • Phối hợp Simvafar với Digoxin có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong máu..

5. Liều dùng và cách dùng

Cách dùng:

  • Simvafar được bào chế dưới dạng viên nén, uống thuốc với lượng nước vừa đủ trước hoặc trong khi ăn.

Liều dùng:

  • Người lớn tăng cholesterol đơn thuần: Liều khởi đầu 5 - 10 mg/ngày. Sau 4 tuần kiểm tra lại và chỉnh liều khoảng 5 - 40 mg/ngày.
  • Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành: Liều khởi đầu 20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày. Sau 4 tuần kiểm tra lại và điều chỉnh liều.
  • Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục thường xuyên.

6. Tác dụng phụ của thuốc Simvafar

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc Simvafar:

  • Trướng bụng, ợ nóng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.
  • Rối loạn vị giác.
  • Đau mỏi cơ, yếu cơ.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Tăng men gan, vàng da vàng mắt, nước tiểu sậm màu.
  • Phản ứng phản vệ, ngứa, phát ban.

Như vậy, Simvafar thuộc nhóm thuốc statin điều trị các chứng tăng Cholesterol máu. Thuốc dễ sử dụng, cho hiệu quả điều trị cao tuy nhiên cũng có thể gặp một số tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, Simvafar nên được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

118 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan