Công dụng thuốc Roxiphar

Roxiphar chứa thành phần chính là một loại kháng sinh Macrolide bán tổng hợp, được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở amidan, xoang, tai, mũi, họng, da, mô mềm và phổi.

1. Roxiphar là thuốc gì?

Roxiphar chứa thành phần chính là Roxithromycin với hàm lượng 50mg. Thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Roxiphar thường được chỉ định sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như:

  • Điều trị bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường niệu - sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ âm đạo, viêm niệu đạo, viêm vòi tử cung đặc biệt nguyên nhân do nhiễm Chlamydia.
  • Điều trị bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thực quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang.
  • Điều trị bệnh liên quan đến nhiễm trùng da và mô mềm như chứng viêm da, viêm nang, nhọt, nhọt độc, bệnh mủ da, viêm quầng, loét do nhiễm trùng.
  • Điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, điển hình là bệnh viêm phổi, bệnh phế quản kinh niên bội nhiễm, viêm phế quản viêm phổi không điển hình.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

Roxithromycin là một loại kháng sinh Macrolide bán tổng hợp, thuốc có hiệu quả hơn đối với một số vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là Legionella pneumophila. Roxithromycin kháng khuẩn bằng cách liên kết với ribosome của vi khuẩn và can thiệp vào quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Do đó mà Roxithromycin có công dụng hiệu quả trong ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Roxiphar

Cách dùng: Roxiphar được bào chế dưới dạng thuốc bột, được sử dụng qua đường uống. Để Roxiphar được hấp thụ tốt nhất vào cơ thể, người bệnh nên uống thuốc khi đói, tốt nhất là uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn. Bởi dùng thuốc lúc đói, Roxithromycin được hấp thu rất nhanh và khuếch tán vào hầu hết các mô, tế bào thực bào.

Liều lượng thuốc:

Liều lượng thuốc cho người lớn: Áp dụng liều dùng mỗi ngày là 300mg chia 2 lần.

Liều lượng thuốc cho trẻ em: Áp dụng liều dùng mỗi ngày 5 - 8mg/kg/ngày, chia 2 lần.

  • Với trẻ em từ 6 - 11kg: Áp dụng liều dùng mỗi ngày 1/2 gói x 2 lần/ngày.
  • Với trẻ em từ 12 - 23 kg: Áp dụng liều dùng mỗi ngày 1 gói x 2 lần/ngày.
  • Với trẻ em từ 24 - 40kg: Áp dụng liều dùng mỗi ngày 2 gói x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Ở trẻ em chỉ nên sử dụng thuốc điều trị tối đa trong 10 ngày.

Chống chỉ định: Không dùng Roxiphar với người bệnh bị dị ứng với thành phần Roxithromycin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Roxiphar

Phản ứng nhẹ trong quá trình điều trị với Roxiphar:

  • Đa số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp khi điều trị với thuốc Roxiphar ảnh hưởng trên đường tiêu hóa với các triệu chứng phổ biến như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và nôn. Các tác dụng phụ ít gặp hơn tác dụng lên hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại vi như đau đầu, chóng mặt và phát ban.
  • Ảnh hưởng đến gan với triệu chứng nồng độ transaminase tăng hoặc là có nguy cơ mắc bệnh viêm gan ứ mật.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn gồm:

  • Sốt phồng rộp và chảy máu ở môi, mắt, miệng, mũi, bộ phận sinh dục.
  • Phát ban da nghiêm trọng.
  • Phản ứng dị ứng với các biểu hiện thường gặp nhất là ngứa da, phát ban, sưng tấy, hen suyễn hoặc thở khò khè.
  • Người bệnh có thể gặp phản ứng tiêu chảy kéo dài và nghiêm trọng.
  • Tăng số lượng bạch cầu (bạch cầu ái toan), co thắt phế quản, gặp ảo giác, đầu óc không minh mẫn, tăng men gan.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Roxiphar

Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, quy trình điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm. Ngừng điều trị sớm có thể khiến bệnh nhiễm trùng có nguy cơ tái phát và khó điều trị hơn.

Không dùng thuốc kháng axit 2 giờ trước hoặc sau khi sử dụng Roxithromycin.

Tiêu chảy hoặc phân có máu có thể xảy ra như một tác dụng phụ, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngừng dùng thuốc Roxithromycin và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng như phát ban ngứa, sưng mặt/ cổ họng hoặc lưỡi, khó thở trong quá trình dùng thuốc.

Nếu sau khi kết thúc liệu trình điều trị mà không thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm thì nên báo với bác sĩ.

Thận trọng dùng thuốc với các trường hợp như suy gan nặng, suy thận và người cao tuổi: Có thể lần điều chỉnh giảm liều lượng thuốc cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân nếu cần phải dùng Roxithromycin.

Với phụ nữ có thai: Một số nghiên cứu thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc không gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa thực sự đủ chứng minh Roxiphar an toàn với phụ nữ có thai. Do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và tác hại mà thuốc mang lại.

Phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, vậy nên những trường hợp này cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Với các trường hợp người bệnh cần điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc thì không nên sử dụng thuốc trong quá trình làm việc vì Roxithromycin có thể gây nguy cơ chóng mặt.

5. Tương tác thuốc

  • Theophylline: Khi dùng Roxithromycin với Theophylline sẽ làm gia tăng nồng độ Theophylline trong huyết tương. Với các trường hợp bệnh nhân có nồng độ Theophylline cao ngay khi bắt đầu điều trị cần được theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Thuốc chống đông Warfarin: Có thể gây ra phản ứng chảy máu khi 2 loại thuốc này được kết hợp với nhau.
  • Abametapir: Nồng độ trong huyết thanh của Roxithromycin có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir.
  • Acalabrutinib, Abemaciclib: Sự chuyển hóa của Abemaciclib có thể bị giảm khi kết hợp với Roxithromycin.
  • Acrivastine, Adenosine, Ajmaline: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của kéo dài QTc có thể tăng lên khi kết hợp các loại thuốc này với Roxithromycin.
  • Amlodipine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi Roxithromycin được kết hợp với Amlodipine.
  • Digoxin: Đây là thuốc dùng để điều trị suy tim, nếu dùng cùng với Roxiphar sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của Digoxin.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Roxiphar, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Roxiphar là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

51 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan