Công dụng thuốc Roustadin

Thuốc Roustadin là thuốc chống dị ứng được dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc Roustadin có chứa thành phần chính là Loratadin, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng 10mg. Cùng bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn tác dụng thuốc Roustadin và cách dùng thuốc đúng.

1. Thuốc Roustadin là thuốc gì?

Thuốc Roustadin có thành phần chính Loratadin 10mg và các tá dược khác vừa đủ một viên. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói dạng vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, hộp 10 vỉ.

Dược lực học của thuốc Roustadin: Dược chất Loratadin có trong thuốc Roustadin là thuốc kháng histamin tricyclique mạnh có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.

Dược động học của thuốc Roustadin:

  • Khả năng hấp thu: Loratadin sau khi uống được hấp thu nhanh chóng. Nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương của Loratadin và chất chuyển hoá có hoạt tính tương ứng là 1.5 và 3.7 giờ.
  • Khả năng phân bố: 97% thuốc liên kết với protein huyết tương, thể tích phân bố của thuốc là 80 - 120L/ Kg.
  • Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450, loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin.
  • Khả năng thải trừ: Thuốc sau khi chuyển hóa trong cơ thể có khoảng 80% tổng liều của loratadin được bài tiết ra nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa trong vòng 10 ngày.

Tác dụng của thuốc Roustadin:

  • Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài, đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.
  • Ngoài ra, Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và điều trị các trường hợp nổi mề đay liên quan đến histamin.
  • Chú ý rằng Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc hỗ trợ điều trị trên lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như sốc phản vệ. Mặt khác, Loratadin không có tác dụng an thần, ngược lại với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.

2. Chỉ định dùng thuốc Roustadin

Thuốc Roustadin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm mũi dị ứng bao gồm các triệu chứng như: Sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi,...
  • Viêm kết mạc dị ứng bao gồm các triệu chứng như: Ngứa mắt, chảy nước mắt,...
  • Mề đay, viêm da và các rối loạn dị ứng da.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Roustadin

Cách dùng: Thuốc Roustadin được bào chế dưới dạng viên nén nên dùng đường uống với một cốc nước lọc đầy.

Liều dùng thuốc Roustadin tùy thuộc vào từng đối tượng mà liều dùng khác nhau, cụ thể:

  • Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 01 viên/ lần/ ngày.
  • Liều dùng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Nếu cân nặng trên 30kg: Uống 01 viên x 1 lần/ ngày; Nếu cân nặng dưới 30kg: Uống 1/2 viên x 1 lần/ ngày.
  • Liều dùng cho bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: Uống 1/2 viên/ ngày hoặc 01 viên/ lần, mỗi 2 ngày.

Liều dùng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và khả năng đáp ứng khi dùng thuốc Roustadin. Người bệnh hãy tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Roustadin

  • Không dùng Roustadin trong trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.

5. Tương tác thuốc Roustadin với thuốc khác

Trong quá trình sử dụng thuốc Roustadin, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc giữa thuốc với thức ăn hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc, vì thế để tránh những tương tác bất lợi, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn trước khi dùng Roustadin. Người bệnh nên chú ý tương tác với các thuốc sau: Erythromycin, Cimetidine, Ketoconazole, quinidine, fluconazole, fluoxetine vì khi dùng đồng thời Roustadin sẽ làm tăng nồng độ hoạt chất Loratadin trong máu.

6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Roustadin

Khi dùng thuốc Roustadin có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau đầu.
  • Mạch nhanh.
  • Rối loạn tiêu hoá.
  • Tăng cảm giác thèm ăn.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

7. Thận trọng khi dùng Roustadin

  • Với những bệnh nhân suy gan trầm trọng nên dùng giảm liều ban đầu thấp hơn bình thường. Liều khởi đầu thường ở các bệnh nhân này là 5mg hay 5ml mỗi ngày hoặc 10mg hay 10ml mỗi 2 ngày.
  • Chưa khẳng định được tính an toàn và hiệu lực của Loratadin khi dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, vì vậy không nên dùng cho trẻ em.
  • Chưa khẳng định được tính an toàn khi sử dụng thuốc trong thời gian mang thai hay cho con bú vì thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và tăng nguy cơ của thuốc kháng histamin trên trẻ sơ sinh và sinh non, nên hoặc phải ngưng cho con bú hoặc phải ngưng thuốc trong thời gian cho con bú. Do đó, chỉ dùng thuốc khi thật sự cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro đem lại cho bệnh nhân cái nào hơn.

8. Quá liều khi dùng Roustadin

Khi dùng quá liều thuốc Roustadin có thể bị buồn ngủ, nhịp tim nhanh, và nhức đầu. Trong trường hợp quá liều, nên lập tức điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng. Đồng thời cần xử trí quá liều như sau: Bệnh nhân cần được gây nôn hoặc rửa dạ dày. Sau khi nôn, nên dùng than hoạt tính dạng pha sệt với nước để hấp thu dược phẩm còn sót lại trong bao tử. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi điều trị tích cực sau khi cấp cứu quá liều.

Roustadin là loại thuốc kháng histamin điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng, ngứa, mề đay. Thuốc nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh tai biến xảy ra. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Roustadin thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

142 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan