Công dụng thuốc Ribatagin

Ribatagin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có tác dụng ức chế thể truyền tin ARN, ngăn cản sự sao chép của virus và chặn đứng bệnh nhiễm. Cùng tìm hiểu về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Ribatagin qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Ribatagin là thuốc gì?

Thuốc Ribatagin có chứa thành phần chính là hoạt chất Ribavirin 400mg và các tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế cho người dùng dưới dạng viên nang cứng và được đóng gói theo hộp 2 vỉ x 10 viên.

2. Công dụng của thuốc Ribatagin

Thuốc Ribatagin được chỉ định dùng điều trị cho những bệnh nhân nhiễm các bệnh như sau:

  • Viêm gan siêu vi A, B, C do virus, Herpes zoster, herpes simplex.
  • Các bệnh do virus gây ra ở trẻ em: Sởi, quai bị, thủy đậu, hợp bào hô hấp.

Chống chỉ định dùng Ribatagin 400 cho những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Ribavirin hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Phụ nữ đang có thai và trong quá trình cho con bú.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim không ổn định, thiếu máu cơ tim, bệnh tim chưa được kiểm soát hoặc chưa ổn định trong 6 tháng gần đây.
  • Bệnh nhân bị suy thận mạn, có độ thanh thải creatinin < 50ml/ phút hoặc người bệnh đang phải lọc máu.
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng hoặc xơ gan mất bù.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu hoặc nhiễm bệnh về hemoglobin.
  • Người bệnh có tiền sử tâm thần hoặc rối loạn tâm thần như trầm cảm.

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Ribatagin

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng nên sử dụng theo đường uống. Liều lượng được khuyến cáo khi dùng Ribatagin như sau:

  • Bệnh nhân bị viêm gan A: Uống 800mg/ ngày, chia ra nhiều lần và sử dụng liên tục trong khoảng 10 - 14 ngày.
  • Người bệnh viêm gan B và C: uống 800 - 1200 mg/ ngày, chia 3 - 4 lần và uống liên tục trong thời gian từ 6 tháng - 1 năm.
  • Người nhiễm bệnh do virus Herpes zoster/ simplex: uống 800 - 1200mg/ chia 3 - 4 lần/ ngày và uống liên tục trong 7 - 10 ngày.
  • Dự phòng tái phát Herpes sinh dục: Dùng liều 400mg/ chia 1 - 2 lần/ ngày và uống liên tục trong 6 tháng.

Lưu ý: Liều lượng thuốc điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Ribatagin chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, người dùng cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ kê đơn để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người dùng.

Xử trí khi quên liều:

Nếu quên 1 liều thuốc, có thể uống bổ sung trong khoảng 1 - 2 giờ so với chỉ định được ghi trong đơn thuốc. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thuốc thì không nên uống bù hoặc tự ý uống gấp đôi liều lượng mà tiến hành uống liều tiếp theo như chỉ định. Cần tuân thủ đúng đơn thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn thay đổi liều dùng.

Xử trí khi sử dụng quá liều:

Sau khi dùng thuốc, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng khác lạ cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được chẩn đoán tình trạng bệnh.

4. Tác dụng phụ của thuốc Ribatagin

Ngoài những tác dụng chính của thuốc, trong quá trình sử dụng người dùng có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Các triệu chứng thường gặp:

  • Xuất hiện nhức đầu, mệt mỏi, run, sốt, nhược cơ, giảm cân.
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.
  • Buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Chảy máu lợi, viêm loét miệng, khô miệng.
  • Nhịp tim nhanh, tăng hoặc giảm huyết áp.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Trầm cảm, dễ bị kích thích, giảm tập trung.
  • Viêm họng, viêm mũi, xoang, khó thở, đau ngực.
  • Rối loạn vị giác, ù tai, giảm thính lực.
  • Rối loạn kinh nguyệt, thiểu năng hoặc tăng cường năng giáp.

Các triệu chứng ít gặp:

  • Xuất hiện triệu chứng về tâm thần như có ý tưởng toan tính tự sát.

Các triệu chứng hiếm gặp:

  • Thiếu máu huyết tán.
  • Co thắt phế quản ở người có tiền sử hen.
  • Viêm phổi kẽ tiến triển nặng.
  • Viêm màng mắt.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng Ribatagin 400, nếu bệnh nhân thấy xuất hiện biểu hiện của tác dụng phụ đã nêu trên hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, cần dừng thuốc và đến trung tâm cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

5. Tương tác thuốc Ribatagin

Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa thuốc Ribatagin với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của thuốc như sau:

  • Số lượng HIV trong máu có thể tăng do Ribavirin ức chế sự phosphoryl hóa tạo ra sự tác dụng lẫn nhau in vitro của Zidovudin và Stavudine.
  • Các dẫn xuất phosphoryl hóa của các nucleotit thuộc tuýp purin có thể tăng cao do Ribavirin và có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm acid lactic do các thuốc này gây nên.
  • Sử dụng đồng thời Ribavirin với Amphotericin, Stavudin, Primaquin có thể làm răng ADR và tăng độc tính lên máu.
  • Không nên dùng kết hợp với Didanosin vì có thể làm tăng nồng độ Didanosin trong tế bào, tăng độc tính lên ty thể.
  • Dùng đồng thời Ribavirin và Zidovudin ức chế phosphoryl hóa Zidovudin thành dạng có hoạt tính làm tăng ADR, không nên sử dụng kết hợp 2 loại thuốc này.
  • Dùng kết hợp với một số loại thuốc kháng acid có chứa nhôm và simethicon làm giảm diện tích dưới đường cong của Ribavirin.

Lưu ý: Để tránh các tương tác thuốc không có lợi cho người dùng xảy ra, bệnh nhân nên liệt kê đầy đủ các thực phẩm chức năng và các loại thuốc đang sử dụng đồng thời với Ribatagin để bác sĩ, dược sĩ có thể tư vấn chính xác.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ribatagin

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh dưới 18 tuổi vì chưa rõ tác dụng và độ an toàn của thuốc ở lứa tuổi này.
  • Không dùng đơn trị liệu do không có hiệu quả trong quá trình điều trị viêm gan C.
  • Thận trọng khi dùng Ribavirin cho người bệnh có tiền sử rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm nặng và bệnh nhân mắc chứng xơ gan lan tỏa hoặc suy thận nặng.
  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được xét nghiệm máu, theo dõi tình trạng thiếu máu vì Ribavirin có thể gây thiếu máu tán huyết, có thể làm tiến triển nặng các bệnh về tim.
  • Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, vì Ribavirin có độc với thai và có thể gây ra quái thai. Trước khi dùng thuốc cần phải xét nghiệm chắc chắn phụ nữ không có thai.
  • Để tránh các tác dụng phụ của thuốc lên trẻ, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc.

Những thông tin cơ bản về thuốc Ribatagin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người dùng không nên tự ý sử dụng thuốc, mà cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

171 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • viciticarlin
    Công dụng thuốc Viciticarlin

    Viciticarlin điều chế dưới bột pha tiêm/ truyền tĩnh mạch. Thuốc Viciticarlin là thuốc kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn Viciticarlin công dụng, cách dùng, liều dùng ngay sau ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • vagonxin
    Công dụng thuốc Vagonxin

    Vagonxin thuốc kháng sinh dạng tiêm/ truyền tĩnh mạch, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc an toàn, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu rõ hơn về thuốc Vandoxin, công dụng, lưu ý gì ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Pragati
    Công dụng thuốc Pragati

    Pragati có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh viêm phổi, viêm họng liên cầu, viêm tai giữa, nhiễm trùng mô mềm và ...

    Đọc thêm
  • Zokazol
    Công dụng thuốc Zokazol

    Thuốc Zokazol có thành phần chính là Tinidazole, được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Zokazol trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm