Công dụng thuốc Penzotam

Penzotam thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Penzotam là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

1. Thuốc Penzotam là thuốc gì?

Thuốc Penzotam có thành phần chính là hoạt chất Piperacillin sodium, Tazobactam Sodium và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng bột pha tiêm, đóng gói hành hộp, mỗi hộp gồm 10 lọ.

2. Tác dụng thuốc Penzotam

2.1. Công dụng - chỉ định thuốc Penzotam

Thuốc Penzotam được sử dụng để điều trị trong các trường hợp sau:

2.2. Chống chỉ định dùng thuốc Penzotam

Thuốc Penzotam chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các hoạt chất Piperacillin sodium, Tazobactam Sodium có trong thuốc.

3. Cách sử dụng và liều dùng Penzotam

Cách dùng: Thuốc Penzotam được điều chế dưới dạng bột pha tiêm nên được sử dụng bằng đường tiêm thông qua tiêm tĩnh mạch chậm từ 3 đến 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch chậm từ 20 đến 30 phút.

Liều dùng:

Với người lớn và trẻ em lớn trên 12 tuổi:

  • Liều thông thường: Dùng liều Penzotam từ 2000/ 250mg đến 4000/ 500mg, dùng cách nhau từ 6 đến 8 giờ.
  • Với người mắc chứng giảm bạch cầu trung tính: Dùng liều 4000/ 500mg, dùng cách nhau 6 giờ và nên kết hợp với Aminoglycoside.

Với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi và cân nặng dưới 40kg, bị giảm bạch cầu trung tính: Dùng liều 80/10mg/kg, dùng cách liều 6 giờ và nên kết hợp với aminoglycoside. Không được vượt quá 4000/500 mỗi 6 giờ.

Với người bị suy thận: Cần phải chỉnh liều dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Lưu ý: Liều sử dụng thuốc Penzotam nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo cho người dùng. Mỗi người bệnh cần được chẩn đoán và áp dụng chính xác liều dùng thuốc dưới chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ kê đơn, do đó không được tự ý tính toán, áp dụng hoặc tăng giảm liều lượng theo sở thích cá nhân.

Trong trường hợp quên liều: Thuốc Penzotam được dùng bởi bác sĩ hoặc y tá nên khó xảy ra trường hợp quên liều. Tuy nhiên, nếu xảy ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ, người chịu trách nhiệm y tế để có thể sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng.

Trong trường hợp quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo về các triệu chứng sẽ gặp khi sử dụng quá liều. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bản thân sử dụng thuốc quá liều và xuất hiện những triệu chứng lạ, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về số lượng mình đã dùng và tình trạng hiện tại để được điều trị nhanh nhất.

4. Tác dụng phụ của thuốc Penzotam

Trong quá trình sử dụng Penzotam, ngoài công dụng chính mà thuốc đem lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nổi mẩn, sần rát sần.

5. Tương tác thuốc Penzotam

Người dùng cần lưu ý một số tương tác với thuốc Penzotam sau:

  • Với thuốc Probenecid: Làm kéo dài thời gian bán thải và giảm độ thanh thải qua thận của Tazobactam và Piperacillin ở những người bình thường. Với những người bị suy thận nặng có nguy cơ tăng độ thanh thải Tobramycin, Gentamicin nếu sử dụng đồng thời.
  • Với thuốc chống đông: Có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Với Vecuronium: Gây kéo dài tình trạng ức chế hệ thần kinh cơ.
  • Với Methotrexate: Có thể gây giảm quá trình bài tiết Methotrexate.

Lưu ý: trước khi sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng hoặc có ý định kết hợp chung với Penzotam.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Penzotam

Người bệnh khi sử dụng thuốc Penzotam cần lưu ý những điều sau:

  • Cần thận trọng ở những người có tiền sử bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất Penicillin, Cephalosporin và một số thuốc khác.
  • Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên kiêng ăn muối.
  • Thận trọng với những người có mức dự trữ kali thấp hoặc đang sử dụng kết hợp với các thuốc làm giảm kali, người bị xơ nang.
  • Người bệnh có thể bị viêm ruột kết màng giả do thuốc trong quá trình điều trị.
  • Chỉ sử dụng Penzotam cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú trong trường hợp chỉ định của bác sĩ, khi mà lợi ích của thuốc mang lại nhiều hơn rủi ro, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc trong quá trình lái xe, tàu hoặc đang vận hành máy móc bởi một số tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ảnh hưởng.
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho trường hợp bệnh nhân là trẻ em nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Một số đối tượng khác cũng nên lưu ý trước khi sử dụng Penzotam: Người già, người bị suy gan, suy thận, những đối tượng bị suy nhược cơ thể, viêm loét dạ dày, hôn mê gan, ...

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng hiểu được thuốc Penzotam có công dụng gì. Penzotam là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

86 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan