Công dụng thuốc Pastitussin

Thuốc Pastitussin thuộc nhóm thuốc sát khuẩn, có tác dụng sát khuẩn vùng miệng và họng, làm giảm các triệu chứng ho, viêm họng, đau họng, rát họng, rát cổ, khản tiếng. Thuốc Pastitussin được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

1. Thuốc Pastitussin là thuốc gì?

Thuốc Pastitussin có thành phần chính là các hoạt chất Menthol 3mg, Eucalyptol 0,5 mg và các tá dược khác như đường RE, Natri carboxymethylcellulose, Talc, Magnesi stearat, Ethanol 96% vừa đủ. Thuốc được điều chế cho người sử dụng dưới dạng viên ngậm, đóng gói thành hộp, hộp 50 vỉ x10 viên ngậm và hộp 20 vỉ x 10 viên ngậm.

2. Công dụng của thuốc Pastitussin

2.1 Công dụng - chỉ định

Thuốc Pastitussin được sử dụng điều trị cho các triệu chứng sau:

  • Có tác dụng sát khuẩn, làm giảm ho, giảm đau tại chỗ
  • Có tác dụng sát khuẩn vùng miệng, họng hiệu quả

2.2 Chống chỉ định

Thuốc Pastitussin chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần Menthol, Eucalyptol hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.
  • Trẻ em có tiền sử bị mắc bệnh động kinh hoặc co giật do sốt cao.

Lưu ý: Những trường hợp chống chỉ định của thuốc Pastitussin cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không được linh hoạt sử dụng thuốc trong bất cứ trường hợp nào hoặc vì bất kỳ lý do nào.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Pastitussin

Cách dùng: Thuốc Pastitussin được điều chế dưới dạng viên ngậm nên được sử dụng trực tiếp, ngậm để từ từ tan trong miệng, khuyến cáo không nên nhai, nghiền nát nhanh.

Liều dùng: Người dùng có thể tham khảo liều dùng thuốc Pastitussin sau:

  • Với người lớn: dùng từ 10 đến 15 viên mỗi ngày
  • Với trẻ em: dùng từ 3 đến 8 viên mỗi ngày

Trong trường hợp quên liều: Người dùng có thể sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra.

Trong trường hợp quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo về các triệu chứng mà người dùng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Pastitussin quá liều. Tuy nhiên, nếu nhận ra mình sử dụng quá liều và xuất hiện các triệu chứng khác lạ nghi do dùng thuốc, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để thông báo về số lượng thuốc Pastitussin mình đã dùng và tình trạng hiện tại của bản thân để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

4. Tác dụng phụ của thuốc Pastitussin

Hiện nay chưa có báo cáo nghiên cứu về các tác dụng phụ của thuốc Pastitussin. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng khác thường nghi do dùng thuốc cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và đưa ra cách xử trí hiệu quả.

5. Tương tác với thuốc Pastitussin

Hiện tại chưa có báo cáo nghiên cứu về các phản ứng tương tác giữa thuốc Pastitussin với các thuốc khác. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các tương tác không may xảy ra khi sử dụng thuốc, người dùng cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, những loại thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng chung với Pastitussin để có được lời khuyên về liệu trình điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pastitussin

Khi sử dụng thuốc Pastitussin, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần thận trọng khi cho người bị tiểu đường sử dụng thuốc, vì mỗi viên ngậm có chứa 0,75g đường.
  • Không sử dụng thuốc khi bị chảy nước, mốc, hết hạn sử dụng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng hiểu được thuốc Pastitussin là thuốc sát khuẩn vùng miệng, họng hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc giảm ho
    Lưu ý khi dùng thuốc giảm ho

    Thuốc ho là 1 trong những loại dược phẩm mà người dùng có thể dễ dàng mua và sử dụng mà không cần kê toa của bác sĩ. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc ho một cách hiệu quả, đặc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Bivo
    Công dụng thuốc Bivo

    Thuốc Bivo có thành phần chính là Bromhexine, tác dụng trên đường hô hấp, được dùng trong các trường hợp khó long đờm, viêm tăng tiết đờm. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng có trong mỗi viên ...

    Đọc thêm
  • Sorbitol 3,3%
    Công dụng thuốc Sorbitol 3,3%

    Sorbitol 3,3% là thuốc sát khuẩn dùng trong các trường hợp theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cùng tìm hiểu rõ hơn Sorbitol 3,3% công dụng thế nào, thuốc Sorbitol 3,3% cách dùng ra sao, Sorbitol 3,3% có ...

    Đọc thêm
  • septeal
    Công dụng thuốc Septeal

    Septeal thuộc nhóm thuốc sát khuẩn, được chỉ định điều trị các trường hợp giúp khử khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên da. Để dùng thuốc Septeal an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham ...

    Đọc thêm
  • asapnano
    Công dụng thuốc Asapnano

    Thuốc Asapnano được bào chế dưới dạng dung dịch, với thành phần chính trong 60ml dung dịch là acid boric 1,2g cùng với tá dược gồm có colloidal silver, glycerin, tinh dầu bạc hà... Vậy thuốc Asapnano là thuốc gì ...

    Đọc thêm