Công dụng thuốc Migomik

Thuốc Migomik là thuốc thuốc hướng tâm thần, được biết đến với tác dụng điều trị đau nửa đầu, hạ huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột, chóng mặt, rối loạn tuần hoàn thể đứng và các bệnh đau đầu. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ tư vấn.

1. Thuốc Migomik là thuốc gì?

Thuốc Migomik là thuốc tân dược với thành phần chính là Dihydroergotamine mesylate được dùng điều trị cho một số bệnh như: hạ huyết áp, đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn thế đứng với các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, uể oải,....

Thông Migomik được bào chế dưới dạng viên nén dài.

Ngoài thành phần chính là Dihydroergotamine mesylate 3mg, trong thuốc còn chứa các tá dược: dioxyde de titane, macrogol 400, glycerol, nước tinh khiết, propylene glycol, gelatine, acide ascorbique, oxide sắt III.

Đây là thuốc kê đơn, vậy nên người bệnh cần thận trọng, sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

2. Tác dụng và chỉ định dùng thuốc Migomik

2.1 Tác dụng của thuốc Migomik

Trong thuốc Migomik có chứa thành phần chính là hoạt chất Dihydroergotamine - đây là một alcaloid có trong nấm cựa gà.

  • Cơ chế là tác động lên cả hai thụ thể alpha - adrenergic và serotonergic, điều này vừa giúp kích thích ở liều điều trị hệ thống động mạch cảnh ở lớp ngoài sọ não, vừa ức chế làm phong bế các thụ thể, nhất là khi sử dụng liều cao.
  • Làm giảm tình trạng hạ huyết áp thế đứng: hoạt chất Dihydroergotamine có công dụng chọn lọc làm cho các mạch chứa tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch co lại mà không làm ảnh hưởng đến động mạch và tiểu động mạch. Điều này giúp cho các mạch máu phân bổ lại lượng máu, giảm tình trạng tích máu ở tĩnh mạch do mất cân bằng.
  • Cải thiện tình trạng đau nửa đầu: Khi hoạt chất Dihydroergotamine đi vào cơ thể, điều đầu tiên là sẽ giúp cơ thể bù đắp sự thiếu Serotonin trong huyết tương. Khi Serotonin được sản sinh ra nhiều sẽ chống lại sự mất trương lực của hệ mạch bên ngoài sọ, từ đó ngăn ngừa đau nửa đầu tái phát.

Vậy nên, thuốc uống Migomik được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị hạ huyết áp thế đứng và bệnh đau nửa đầu rất tốt.

2.2 Chỉ định sử dụng

Từ tác dụng ở trên, thuốc Migomik được chỉ định điều trị trong các trường hợp như sau:

  • Điều trị triệu chứng rối loạn tuần hoàn thế đứng và hạ huyết áp do thay đổi tư thế.
  • Điều trị đau nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Điều trị đau nửa đầu do vận mạch mất cân bằng.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Migomik

Thuốc Migomik là thuốc chữa bệnh và được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Do đó, để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe người bệnh thì cần dùng đúng liều và đúng giờ.

3.1 Liều dùng

  • Đau đầu do vận mạch: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bắp 1mg/lần và sau 1h lại tiêm lại cho đến khi triệu chứng thuyên giảm, tuy nhiên tối đa không quá 3mg/ngày.
  • Điều trị hạ huyết áp do tư thế: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Migomik

Thuốc Migomik dùng bằng cách uống trực tiếp với nước lọc, để đảm bảo hiệu quả hấp thu, thời điểm uống tốt nhất là trước bữa ăn. Sau khi uống thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi một lúc và tránh vận động mạnh.

Lưu ý: Đối với bệnh đau nửa đầu do vận mạch, ngay khi có triệu chứng phải uống thuốc trong thời gian sớm nhất mới có hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng đúng nhất phụ thuộc vào tình trạng của bệnh và được bác sĩ sẽ có đơn kê phù hợp.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Migomik

Thuốc Migomik chống chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Người bị dị ứng với hoạt chất Dihydroergotamine Mesylate hoặc các tá dược khác của thuốc.
  • Người đang mắc một số bệnh như: bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát được, bệnh động mạch vành, sốc, suy gan/thận nặng, nhiễm khuẩn huyết, phẫu thuật mạch, bệnh động mạch ngoại vi.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị co mạch khác.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh đang cho con bú.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Migomik

Trong quá trình dùng thuốc Migomik, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Tác dụng phụ thường biến: Nôn, đau đầu, buồn nôn, đau nhức cơ thể, chuột rút chân,...
  • Tác dụng phụ ít gặp: Chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, lo âu, căng thẳng, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, tăng huyết áp, co thắt mạch, phát ban, dị cảm, mẩn đỏ, khó thở,..
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: nhồi máu cơ tim, tai biến,...

Thông thường các tác dụng phụ ở thể nhẹ sẽ hết sau vài ngày, nhưng người bệnh không vì thế mà chủ quan. Hãy chủ động liên hệ ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hay nghi ngờ về thuốc.

6. Tương tác của thuốc Migomik

Tương tác thuốc khi dùng chung thuốc Migomik 3mg với thuốc khác là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, để phòng tránh những tương tác không mong muốn, người bệnh cần lưu tâm không sử dụng chung với các loại thuốc sau:

  • Thuốc co mạch: Có thể khiến huyết áp tăng đột ngột.
  • Nicotin: Gia tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ.
  • Thuốc chẹn beta: Khiến tình trạng co mạch nghiêm trọng và làm giảm lưu lượng máu.
  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolid: Nguy cơ tác dụng phụ nhiều hơn.
  • Methysergid: Khiến cho các động mạch tăng nguy cơ co thắt.

Ngoài những tương tác thuốc kể trên, trong quá trình sử dụng thuốc còn có nhiều tương tác thuốc khác có thể xảy ra. Vì vậy, để quá trình điều trị an toàn và tăng hiệu quả, người bệnh hãy cung cấp cho bác sĩ hoặc y sĩ chuyên môn những loại thuốc đang dùng để được tư vấn cách dùng phù hợp.

7. Lưu ý khi dùng thuốc Migomik

Trong quá trình sử dụng thuốc Migomik, người bệnh cần lưu ý:

  • Tình trạng co thắt mạch, đau thắt lồng ngực là điều có thể xảy ra trong quá trình điều trị thuốc Migomik. Vậy nên, nếu có dấu hiệu bất thường của co mạch như mất cảm giác, đau cơ, lạnh đầu chân, da xanh nhợt, đau thắt ngực, tím đầu tay chân hoặc thiếu máu cục bộ thì người bệnh cần ngừng dùng thuốc và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí.
  • Thuốc Migomik chỉ có tác dụng đối với các loại đau nửa đầu do vận mạch, không có tác dụng giảm đau đầu thông thường.
  • Nếu xuất hiện những biểu hiện như ngứa, đau nhói đầu ngón tay chân, nhịp tim chậm, sưng phù nề, .... thì không chủ quan mà báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định.
  • Mặc dù chỉ một lượng nhỏ thuốc Migomik đi qua nhau thai và có thể không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nó có thể làm co thắt mạch máu tử cung, làm giảm lượng máu đến tử cung. Vì vậy, tuyệt đối không kê thuốc này với người mang thai.
  • Hoạt chất Dihydroergotamine được bài tiết một phần qua sữa mẹ, do đó khi trẻ bú sữa mẹ có thể gặp các tác dụng phụ như đi ngoài, đau bụng, quấy khóc, mạch yếu, nhịp tim bất thường, hạ huyết áp,....Vì vậy, đối tượng này cũng không được chỉ định dùng thuốc.
  • Thuốc Migomik có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, đau đầu, hạ huyết áp, ngứa,... Vì vậy, không sử dụng trước và đang hoạt động lao động, lái xe hoặc di chuyển.
  • Người bệnh chỉ dùng thuốc Migomik khi có chỉ định của bác sĩ.

8. Xử lý quên hoặc quá liều thuốc Migomik

  • Quá liều: Nếu sau khi uống quá liều, cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như: đau nhói, da xanh tím, co giật, mất cảm giác, mê sảng, huyết áp rối loạn, nhịp tim chậm, khó thở, lú lẫn, hôn mê... Hãy ngừng sử dụng và đắp khăn nóng tại vị trí bị đau và đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Quên liều: Nếu quên uống một liều thuốc, người bệnh cần uống bổ sung ngay khi nhớ ra, nếu thời gian uống bổ sung cách xa thời gian uống liều kế tiếp. Ngược lại nếu gần hoặc trùng thì bỏ qua liều quên và uống liều kế tiếp như bình thường. Lưu ý không uống chồng liều.

Tóm lại, thuốc Migomik là thuốc kê đơn thuộc vào nhóm thuốc hướng tâm thần, được biết đến với tác dụng điều trị đau nửa đầu, hạ huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột, chóng mặt, rối loạn tuần hoàn thể đứng và các bệnh đau đầu. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan