Công dụng thuốc Midantin

Thuốc Midantin có thành phần Amoxicillin trihydrate và Clavulanic acid được bào chế ở dạng bột pha hỗn dịch uống. Thuốc Midantin thuộc nhóm kháng sinh Penicillin và được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, đường tiết niệu...Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Midantin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Midantin người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin và tư vấn từ bác sĩ điều trị.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Midantin

Midantin là thuốc gì? Thuốc Midantin có chứa hai thành phần Amoxicillin trihydrate và Clavulanic acid.

Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh có phổ khá rộng và bền trong môi trường acid. Đặc biệt hợp chất này có khả năng chống lại vi khuẩn gram âm. Tương tự như các hợp chất kháng sinh khác thì Amoxicillin tác dụng diệt khuẩn bởi cơ chế ức chế sinh tổng hợp của mucopeptid thành tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, Amoxicillin không có hoạt tính với các vi khuẩn tiết penicillinase, đặc biệt là tụ cầu kháng methicillin và các chủng của Pseudomonas.

Clavulanic acid thuộc nhóm kháng sinh phối hợp với Amoxicillin có phổ kháng khuẩn rộng. Cơ chế hoạt động của acid này do sự lên men của Streptomyces clavuligerus có cấu trúc beta-lactam gần tương tự với penicillin. Hợp chất này có tácd ụng ứng chế mạnh các beta-lactamase truyền qua plasmid gây kháng của penicillin và các Cephalosporin. Clavulanic acid còn có tác dụng giúp cho Amoxicillin không bị beta-lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của Amoxicillin hiệu quả.

Với đặc tính và cơ chế hoạt động của hai thành phần trong thuốc Midantin cho thấy thuốc có thể diệt khuẩn đối với các Pneumonococus, strepto cocus beta tan máu, staphylococcus ...

Thuốc Midantin có hai loại được chia theo hàm lượng:

  • Thuốc Midantin 250 với hàm lượng amoxicillin ở dạng amoxicilin trihydrat 250mg và Clavulanic acid 31,25mg.
  • Thuốc Midantin 875/125 với hàm lượng amoxicillin 875mg và Clavulanic acid 125mg.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Midantin

Thuốc Midantin được chỉ định sử dụng điều trị các bệnh:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng như amidan, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính, viêm phổi thuỳ, viêm phế quản-phổi.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục như các bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm với các dấu hiệu mụt nhọt, áp xe, viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn vết thương.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp với các triệu chứng như viêm tủy xương.
  • Nhiễm khuẩn răng miệng và tạo các áp xe ổ răng
  • Nhiễm khuẩn khác có thể bao gồm sẩy hoặc phá thai gây nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn trong sản khoa, nhiễm khuẩn ở ổ bụng.

Tuy nhiên thuốc Midantin chống chỉ định định sử dụng cho một số trường hợp:

  • Những người có tình trạng dị ứng với nhóm thuốc beta-lactam như penicillin và Cephalosporin.
  • Khi sử dụng thuốc Midantin có thể có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh Beta-lactam như các Cephalosporin.
  • Những đối tượng có tiền sử vàng da, rối loạn chức năng gan do sử dụng thuốc có chứa các hợp chất Amoxicillin và Clavulanat hoặc các Penicillin. Thêm vào đó Clavulanic acid có thể gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Midantin

Thuốc Midantin sử dụng chỉ định điều trị cho cả người lớn và trẻ em.

Đối với trường hợp người lớn và trẻ em có cân nặng trên 40kg:

  • Tình trạng chức năng thận bình thường thì sử dụng thuốc Midantin ở liều 80mg/kg cân nặng/một ngày và được thành 3 lần. Tổng liều một ngày không được vượt quá 3 gam.
  • Tình trạng suy thận:
    • Độ thanh thải creatinin của người bệnh lớn hơn 30ml/phút thì sử dụng thuốc Midantin không cần điều chỉnh liều lượng
    • Độ thanh thải creatinin của người bệnh từ 10 đến 30 ml/phút liều sử dụng thuốc Midantin không quá 15mg/kg cân nặng/một liều và ngày sử dụng hai lần.
    • Độ thanh thải creatinin của người bệnh dưới 10ml/phút không được sử dụng thuốc Midantin quá 15mg/kg cân nặng trong một ngày
    • Trường hợp người bệnh có thẩm phân máu sử dụng thuốc Midantin với liều lượng 15mg/kg cân nặng/ngày trong suốt và sau khi thẩm phân máu.

Đối với trẻ em có cân nặng dưới 40kg: Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Midantin với liều từ 20 đến 40 mg/kg cân nặng/một ngày và được chia thành 3 liều uống mỗi ngày. Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Midantin có thể tuỳ theo mức độ nhiễm khuẩn.

Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Midantin chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Midantin, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.

Nếu người bệnh sử dụng thuốc Midantin quên liều thì có thể sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều thuốc Midantin quên và liều kế tiếp gần nhau thì người bệnh có thể bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo. Người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Midantin, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại.

Trong trường hợp người bệnh vô tình uống thuốc Midantin quá liều so với quy định và có xuất hiện một số dấu hiệu của tác dụng phụ không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời, giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy hiểm.

4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý khi sử dụng thuốc

4.1. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Midantin có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Những tác dụng phụ này có thể tuỳ theo từng trường hợp sẽ là tác dụng phụ phổ biến hoặc tác dụng phụ hiếm gặp.

  • Tác dụng phụ phổ biến của thuốc Midantin thường bao gồm các triệu chứng như tiêu chảy, ngoại ban, ngứa.
  • Tác dụng phụ ít hoặc hiếm gặp của thuốc Midantin bao gồm tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn và nôn, viêm gan, vàng da ứ mật, tăng Transaminase. Tình trạng này có thể trở năng và kéo dài vài tháng với ngứa, ban đỏ hoặc phát ban. Một vài tác dụng phụ hiếm gặp có thể như phản ứng phản vệ.

4.2. Một số tương tác của thuốc Midantin

  • Thuốc Midantin sử dụng cùng với hợp chất Probenecid có thể làm giảm sự bài tiết của Amoxicillin ở ống thận. Đồng thời Clavulanic acid có thể làm tăng nồng độ Amoxicillin trong máu. Vì vậy không khuyến cáo sử dụng đồng thời hai loại thuốc này.
  • Thuốc Midantin sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu thì hai hợp chất của thuốc Midantin có thể kéo dài thời gian bất thường của prothrombin. VÌ vậy cần điều chỉnh liều thuốc chống đông đường uống cho phù hợp.
  • Thuốc Midantin sử dụng đồng thời với Allopurinol có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ phát ban ở người bệnh.
  • Khi sử dụng đồng thời thuốc tránh thai và thuốc Midantin có thể gây ra tình trạng hai hợp chất của thuốc Midantin gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Từ đó gây ra giảm sự tái hấp thu estrogen và giảm hiệu quả của thuốc tránh thai khi sử dụng cùng với thuốc Midantin.
  • Thuốc Midantin có thể tạo thành phản ứng dương tính giả khi thực hiện xét nghiệm đo nồng độ glucose trong nước tiểu.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Midantin

  • Đối với phụ nữ có thai: hiện tại vẫn chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc Midantin đối với trường hợp này. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Midantin người bệnh nên tư vấn bác sĩ đồng thời cân nhắc lợi ích và rủi ro có thể gặp.
  • Đối với phụ nữ đang nuôi con bú thì hợp chất Amoxicillin trong thuốc Midantin được bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, rất thận trọng sử dụng thuốc Midantin cho đối tượng này.
  • Với người cao tuổi khi sử dụng thuốc Midantin cần theo dõi chức năng thận
  • Với những người mắc bệnh suy gan khi sử dụng thuốc Midantin cần xác định liều lượng phù hợp và theo dõi chức năng gan đều đặn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan