Công dụng thuốc Maspim

Maspim là thuốc gì? Thuốc Maspim là thuốc dành cho bệnh nhân mắc các biểu hiện của nhiễm khuẩn hay ảnh hưởng do vi khuẩn và nấm xâm nhập. Khi sử dụng thuốc Maspim bạn nên có chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn Maspim là thuốc gì.

1. Công dụng của thuốc Maspim

Thuốc Maspim được sử dụng cho bệnh nhân mắc các hội chứng viêm nhiễm. Một số trường hợp cụ thể danh cho bệnh lý đường hô hấp hay nhiễm khuẩn trên da sẽ được ưu tiên hơn khi sử dụng thuốc Maspim. Bạn có thể sử dụng thuốc theo một số chỉ định tham khảo sau:

Thuốc Maspim nên sử dụng đúng với các công dụng chỉ định khi điều trị. Đồng thời bạn nên có chỉ dẫn hay chỉ định cụ thể của bác sĩ về thuốc để giảm những ảnh hưởng nghiêm trọng khi dùng thuốc điều trị không đúng bệnh.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Maspim

Thuốc Maspim điều chế ở dạng bột có thể pha thành dung dịch và tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều tiêm dùng thông thường sẽ cần điều trị trong khoảng thời gian 7 - 10 ngày. Để hiểu hơn về liều dùng bạn hãy tham khảo một vài chỉ định sử dụng của thuốc Maspim:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh có thể xuất hiện nhiễm trùng ở ổ bụng trong giai đoạn rụng rốn. Một số khác do ảnh hưởng từ sức khỏe hay bệnh lý di truyền. Đây là đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Maspim. Thông thường chỉ sử dụng 30 mg/ kg và các liều dùng liên tiếp cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu 8 - 12 giờ.

  • Trẻ nhỏ dưới 40 kg

Trẻ em có cân nặng dưới 40 kg từ 2 tháng tuổi trở lên sử dụng Maspim với liều 50mg/ kg các liều dùng liên tiếp cách nhau tối thiểu 8 - 12 giờ

  • Bệnh nhân từ 40 kg

Người lớn và trẻ trên 40 kg được sử dụng thuốc theo tình trạng thực tế. Nhiễm khuẩn mức nhẹ và trung bình sẽ sử dụng liều 0,5 - 1g mỗi 12 giờ có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nhiễm khuẩn nặng nâng lên liều 2g mỗi 12 giờ và chỉ tiêm tĩnh mạch. Liều dùng cho nhiễm khuẩn nghiêm trọng đe dọa tính mạng 2g mỗi 8 giờ cũng chỉ định tiêm tĩnh mạch.

  • Bệnh nhân mắc hội chứng suy thận

Hội chứng suy giảm chức năng gan thận vừa và nặng nên cân nhắc điều chỉnh lại liều. Theo lời khuyên của bác sĩ, nếu tốc độ thanh thải dưới 50 ml/ phút nên điều chỉnh lại liều dùng thông thường để phù hợp hơn cho sức khỏe của bệnh nhân.

3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Maspim

Thành phần của thuốc Maspim có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng cho sức khỏe của bệnh nhân. Nếu phát hiện từng có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc bạn nên báo cho bác sĩ để đổi thuốc. Một trường hợp khác tuy không dị ứng với dược liệu trong thuốc Maspim, nhưng nếu dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin hay b lactam cũng nên lưu ý nói với bác sĩ để đổi thuốc khác sử dụng.

Thuốc Maspim nên cẩn trọng khi sử dụng ở đối tượng như trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ trong và sau khi mang thai, bệnh nhân rối loạn chức năng gan thận. Đây là nhóm đối tượng gần như chống chỉ định sử dụng. Nếu trong tình huống cấp bách có thể cân nhắc việc sử dụng nhưng cần bác sĩ theo dõi và thường xuyên kiểm tra xét nghiệm.

Khi dùng thuốc Maspim bản thân người bệnh cần chú ý đến liều dùng và thời gian sử dụng. Tuy thuốc Maspim được tiêm nhưng cũng không thể phụ thuộc bác sĩ hoàn toàn. Bạn nên yêu cầu kiểm tra thuốc và liều lượng trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Phản ứng phụ của thuốc Maspim

Những phản ứng phụ trên được sắp xếp theo mức độ thường gặp đến hiếm gặp. Bạn có thể dựa theo đó mà để ý những thay đổi của cơ thể trong quá trình tiêm thuốc Maspim. Phản ứng phụ của Maspim có thể ngoài danh sách trên nhưng có thể kiểm soát được nếu người bệnh thường xuyên làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ.

5. Tương tác với thuốc Maspim

Thuốc Maspim có thể gây ra tương tác do dị ứng với một số loại thuốc khi dùng chung. Bạn nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc có nguy cơ tương tác lại với thuốc này. Để giảm phức tạp có thể kiểm tra sức khỏe để bác sĩ dựa theo kết quả xét nghiệm và danh sách những loại thuốc đã và đang uống đánh giá nguy cơ tương tác của thuốc Maspim.

Thuốc Maspim là thuốc trong nhóm chống viêm nhiễm được sử dụng điều trị với nhiều vấn đề nhiễm khuẩn khác nhau. Đây là thuốc kê đơn chỉ định có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch tùy vào vấn đề của từng bệnh nhân. Bạn hãy đến trung tâm y tế gần nhất kiểm tra sức khỏe để được tư vấn cách sử dụng phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

27 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Compacin
    Công dụng thuốc Compacin

    Compacin là thuốc thường được dùng chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn xương và khớp... Dưới đây là toàn bộ thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Amvitacine 150
    Công dụng thuốc Amvitacine 150

    Thuốc Amvitacine 150 có thành phần hoạt chất chính là Netilmicin, thường được sử dụng trong điều các trường hợp nhiễm trùng như nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn ổ bụng, viêm phổi do vi khuẩn Gram âm,... Cùng tìm ...

    Đọc thêm
  • Ibaxacin 1g
    Công dụng thuốc Ibaxacin 1g

    Ibaxacin 1g là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này.

    Đọc thêm
  • gentastad 80mg
    Công dụng thuốc Gentastad 80mg

    Gentastad là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Thực tế, Gentastad 80mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, chứa thành phần chính Gentamicin, được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • Clindimax 150mg
    Công dụng của thuốc Clindimax 150mg

    Clindimax 150mg là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Clindimax 150 thường được sử dụng cho nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các vi khuẩn như: Escherichia coli, Klebsiella, ...

    Đọc thêm