Công dụng thuốc Marapan

Marapan được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh với tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn trong một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây nên. Cùng tham khảo một số thông tin về Marapan trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc phù hợp.

1. Marapan là thuốc gì?

Marapanthuốc kháng sinh với thành phần chính là Cephalexin, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1. Theo số liệu từ nhà sản xuất, thuốc Marapan được bào chế dưới dạng viên nang, với hàm lượng kháng sinh Cephalexin có trong 1 viên là 500mg, kèm với các tá dược vừa đủ. Một hộp thuốc kháng sinh Marapan gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

2. Công dụng thuốc Marapan

Với hoạt chất chính là Cephalexin, thuốc Marapan có phổ kháng khuẩn chủ yếu là các chủng Gram dương và Gram âm. Cephalexin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn gây bệnh, khiến các tế bào con của vi khuẩn khi sinh ra không có vách và không tồn tại được trong môi trường để tiếp tục các chu kỳ nhân lên tiếp theo.

Về tác dụng kháng khuẩn, Marapan rất bền vững với penicilinase của Staphylococcus nên có tác dụng kháng với các chủng này. Trên in vitro, thuốc Marapan có tác dụng đến các chủng vi khuẩn sau: các chủng Staphylococcus tiết coagulase (+), coagulase (-) và penicilinase, Streptococcus beta tan máu, số ít thuộc chủng Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae, Proteus mirabilis, Klebsiella spp. Ở các chủng Shigella, Haemophilus influenzae, thuốc Marapan có tác dụng kháng khuẩn nhưng không hiệu quả.

Dược động học thuốc Marapan:

Với dạng điều chế viên nang, Marapan được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương của người bệnh sau 1 giờ uống với liều 500mg, nồng độ đo được qua thực nghiệm là 18 microgam/ml.

Dù được dùng theo đường uống nhưng thời điểm uống thuốc Marapan lại rất quan trọng khi thức ăn nếu được đưa vào cùng với thuốc có thể làm chậm khả năng hấp thu thuốc.

15% liều dùng Marapan sẽ gắn kết với protein huyết tương của người bệnh. Nửa đời tồn tại trong huyết tương ở người bệnh không mắc các bệnh lý thận là 30 phút - 75 phút, ở trẻ em là 5 giờ, ở bệnh nhân có bệnh lý thận thì thời gian này sẽ dài hơn.

Marapan phân bố rộng rãi trong dịch và các mô, nhưng lại không phân bố nhiều ở dịch não tủy, ở tuyến vú của phụ nữ cho con bú, thuốc Marapan bài tiết với vào sữa với nồng độ khá thấp.

Marapan chủ yếu thải trừ qua đường tiểu (80%) dưới dạng không chuyển hóa trong 6 giờ sau khi uống thuốc, phần ít Marapan thải trừ ở nồng độ có tác dụng trị liệu trong mật. Ngoài ra, thuốc Marapan có thể được đào thải bằng đường lọc máu hoặc thẩm phân màng bụng (từ 20% đến 50%)

3. Chỉ định dùng thuốc Marapan

Thuốc kháng sinh Marapan được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm thể vừa và nhẹ:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tai mũi họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amiđan hốc mủ, viêm họng.
  • Điều trị vêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, điều trị dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa, sản khoa.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
  • Điều trị bệnh nhân bị lậu khi kháng sinh Penicilin không phù hợp.
  • Điều trị nhiễm khuẩn vùng răng miệng.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Marapan

  • Không sử dụng Marapan cho những người bệnh có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
  • Chống chỉ định ở những người bệnh có tiền sử sốc phản vệ với Penicilin, phản ứng qua trung gian Globulin, miễn dịch IgE.

5. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Marapan

Cách dùng: Thuốc Marapan dùng qua đường uống, người bệnh uống thuốc cách bữa ăn 1 giờ với cốc nước đầy.

  • Liều dùng Marapan ở người lớn: 500mg - 1000mg/lần uống, 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 6 giờ.
  • Liều dùng Marapan ở trẻ em: 25-50mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần uống. Với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, cần tăng gấp đôi liều dùng.
  • Liều dùng trong trường hợp viêm họng và viêm bàng quang: 1000mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Liều dùng trong điều trị bệnh lậu: 3000mg + 1g Probenecid ở nam và 2000mg + 0,5g Probenecid ở nữ (Probenecid là thuốc kéo dài thời gian đào thải của thuốc Marapan trong cơ thể, giúp tăng nồng độ huyết thanh của thuốc Marapan từ 50% lên 100%).

Với các trường hợp điều trị bệnh nhiễm khuẩn, thời gian sử dụng thuốc Marapan khuyến cáo là từ 7 ngày đến 10 ngày, nếu nặng phải dùng thuốc Marapan điều trị trong 2 tuần.

6. Tác dụng phụ của thuốc Marapan

Thuốc Marapan gây nên một số tác dụng phụ ở các hệ cơ quan trên cơ thể, cụ thể như sau:

  • Toàn thân: Người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hiếm gặp phản ứng phản vệ.
  • Tiêu hóa: Thường gặp tiêu chảy, buồn nôn, hiếm gặp rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.
  • Da: Nổi ban, ngứa.
  • Gan: Tăng transaminase gan, hiếm gặp vàng da ứ mật.
  • Máu: Giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu (hiếm gặp).
  • Hệ sinh dục: Viêm âm đạo, viêm thận kẽ, ngứa âm đạo, dương vật.

Các trường hợp tác dụng phụ khi dùng thuốc Marapan đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, dù là tác dụng nhẹ hay nặng. Do đó, khi gặp các tác dụng phụ trên thì nên tiến hành ngừng thuốc Marapan và báo cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

7. Lưu ý khí sử dụng thuốc Marapan

  • Nên đáp ứng đủ thời gian điều trị thuốc để thuốc phát huy hết tác dụng kháng khuẩn, tránh trường hợp nhờn thuốc sau này.
  • Khi dùng thuốc Marapan, có thể khiến cho nghiệm pháp Coomb (+) giả, glucoza niệu (+) giả trong thử nghiệm với Benedict, Fehling hoặc với viên Clinitest.
  • Ở những bệnh nhân suy thận và gan, phải theo dõi chặt chẽ các chức năng tạo máu, thận, gan trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
  • Chưa có nhiều nghiên cứu về tính an toàn của thuốc Marapan trong thời gian thai nghén, do đó tránh sử dụng Marapan cho đối tượng này.

Marapan là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa và nhẹ. Marapan là thuốc kê đơn, do đó người bệnh không tự ý sử dụng mà cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

160 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan