Công dụng thuốc Losium 50

Thuốc Losium 50 thuộc dòng thuốc kê theo đơn với công dụng hạ huyết áp. Thuốc có thành phần chính là Losartan Kali dưới dạng viên nén bao phim. Được sản xuất tại Cadila Pharm., Ltd - ẤN ĐỘ. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Losium 50 qua bài viết sau.

1. Chỉ định dùng thuốc Losium 50

Hoạt chất Losartan có công dụng hạ huyết áp do tác động đối kháng với Angiotensin II. Lorsartan giúp co mạch và tiết Aldosteron nhờ ức chế có chọn lọc Angiotensin II.

Thuốc Losium 50 hấp thu tốt và chuyển hóa lần đầu qua gan, sinh khả dụng chỉ chiếm khoảng 33%. Losium 50 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình và dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

2. Liều lượng - cách dùng thuốc Losium 50

Thuốc Losium 50 được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Thuốc dùng cho đường uống và người bệnh nên uống nguyên viên thuốc (không nhai, nghiền, tán nhỏ) tránh làm giảm tác dụng của thuốc.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ có liều dùng điều chỉnh phù hợp nhất.

  • Liều dùng khởi đầu: dùng 1 viên/ ngày
  • Liều duy trì: dùng từ 25 - 50 mg Losartan, ngày 1 lần. Nếu cần tăng lên 100 mg Losartan, ngày 1 lần.
  • Người cao tuổi, người suy thận hoặc bị giảm dịch nội mạc: dùng liều khởi đầu 25mg Losartan, ngày 1 lần.

Trường hợp quá liều:

  • Triệu chứng: Người bệnh có thể gặp tình trạng tụt huyết áp và nhịp tim nhanh hoặc có thể gặp tình trạng nhịp tim chậm khi dùng quá liều.
  • Xử trí: Người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và thực hiện các biện pháp điều trị thích hợp nhất. Biện pháp thẩm phân máu không có hiệu quả trong dùng thuốc Losium 50 quá liều.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Losium 50

Không sử dụng thuốc Losium 50 trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn, dị ứng với Lorsartan hoặc bất cứ thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ < 18 tuổi

4. Tương tác thuốc Losium 50

Thuốc Losium 50 khi dùng kết hợp với một số loại thuốc sau đây có thể gây ra tương tác thuốc như:

  • Thuốc Barbiturat.
  • Thuốc ngủ gây nghiện.
  • Thuốc Rifampin.
  • Thuốc lợi tiểu giữ K
  • Chất thay thế muối K
  • Chế phẩm bổ sung K
  • Thuốc NSAID.
  • Rượu, ACTH, Corticosteroid, thuốc giãn cơ, Quinidin, Lithi.
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chữa bệnh Gút.
  • Thuốc mê, vitamin D, Glycoside.
  • Nhựa Cholestyramin.
  • Cimetidin có thể gây tăng diện tích khoảng 18% dưới đường cong của Losartan.
  • Phenobarbital làm giảm diện tích dưới đường cong của Losartan khoảng 20%.

Để an toàn, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về toàn bộ các dòng thuốc kể cả thực phẩm chức năng đang dùng để được cân nhắc dùng thuốc tránh các tương tác có thể xảy ra.

5. Thuốc Losium 50 gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Losium 50, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:

  • Hạ huyết áp thể đứng, hạ huyết áp, đau ngực, blốc A-V độ II, nhịp tim nhanh, nhịp chậm xoang, phù mặt, đỏ mặt.
  • Mất ngủ, lo âu, chóng mặt, choáng váng, mất điều hòa, trầm cảm, lú lẫn, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt.
  • Tăng hoặc giảm K huyết.
  • Bệnh Gút.
  • Ỉa chảy, táo bón, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn/nôn, mất vị giác, viêm dạ dày, co thắt ruột.
  • Hạ hemoglobin và hematocrit.
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết.
  • Đau lưng, đau cơ, đau chân, đau xương, run, dị cảm, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ.
  • Tăng hoặc hạ acid uric huyết, nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urea.
  • Ho, khó thở, sung huyết mũi, viêm xoang, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, xung huyết đường thở, khó chịu ở họng.
  • Rụng tóc, ban đỏ, viêm da, da khô, ngứa, nhạy cảm ánh sáng, mày đay, vết bầm, ngoại ban.
  • Bất lực, suy thận, giảm tình dục, đái nhiều, đái đêm, viêm thận kẽ.
  • Viêm gan, tăng chức năng gan, vàng da ứ mật trong gan, viêm tụy.
  • Nhìn mờ, giảm thị lực, viêm kết mạc, nóng rát, nhức mắt.
  • Ù tai.
  • Toát mồ hôi.
  • Tăng glucose huyết
  • Tăng lipid huyết.
  • Hạ Mg và Na huyết, hạ phosphat huyết, tăng Ca huyết, kiềm hóa giảm clor huyết.

Nếu có bất thường xảy ra, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

6. Chú ý đề phòng khi dùng Losium 50

Người bệnh cần tham khảo kỹ một số lưu ý dưới đây trước khi dùng thuốc Losium 50:

  • Dùng Losartan phụ nữ mang thai trên 3 tháng có nguy cơ gây vô niệu, hạ huyết áp, thiểu niệu, ít nước ối, biến dạng sọ mặt và gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không dùng Losartan khi đang mang thai, nếu phát hiện đang mang thai khi đang sử dụng thuốc, cần ngừng Losartan càng sớm càng tốt.
  • Chưa có dữ liệu cho thấy Losartan có thải trừ qua sữa mẹ ở người hay không. Vì thế, ngừng Losartan khi cho con bú do nguy cơ gây hại ở trẻ nhỏ đang bú mẹ.
  • Losartan có thể gây choáng váng và chóng mặt khi sử dụng. Không dùng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc khi xuất hiện các tác dụng phụ này.
  • Cần theo dõi cẩn thận những đối tượng: bị mất nước, điều trị bằng thuốc lợi tiểu, có nguy cơ dễ bị hạ huyết áp, người còn 1 bên thận, bị hẹp động mạch thận. Những trường hợp này có thể giảm liều dùng xuống Có thể cần giảm liều ở các trường hợp này.
  • Người bệnh suy gan phải dùng liều Losartan Ít hơn.
  • Đọc kỹ thông tin dùng thuốc Losium 50 ở tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thuốc Losium 50 thuộc dòng thuốc kê theo đơn với công dụng hạ huyết áp. Thuốc có thành phần chính là Losartan Kali dưới dạng viên nén bao phim. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

777 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan