Công dụng thuốc Lazocolic

Lazocolic là một loại thuốc làm giảm axit dạ dày. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

1. Thuốc Lazocolic có tác dụng gì?

Lazocolic có thành phần chính là Lansoprazol (dưới dạng vi hạt bao tan trong ruột Lansoprazol 8,5%) 30mg, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp sau:

Lazocolic hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày và giảm triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng. Thuốc có công dụng làm lành các tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản gây ra và giúp ngăn ngừa viêm hoặc ngăn ngừa ung thư thực quản phát triển.

Mặt khác, bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần Lansoprazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc không được phép kê đơn. Do khi sử dụng thuốc có thể dẫn đến phản ứng quá mẫn với triệu chứng như phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản, viêm thận kẽ cấp tính, và nổi mề đay.

2. Liều lượng và cách dùng

2.1. Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng theo đường uống, mỗi ngày dùng một lần và sử dụng thuốc trước bữa ăn. Để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, người bệnh nên uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn, không nên nghiền nát hoặc nhai viên nang mà nên nuốt toàn bộ viên thuốc.

2.2. Liều lượng thuốc

Liều lượng thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi người bệnh sẽ sử dụng liều lượng thuốc khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ hấp thu thuốc của từng cơ thể.

  • Trong điều trị bệnh viêm thực quản có loét do trào ngược dạ dày thực quản áp dụng thông thường ở người lớn: 1 viên /ngày kéo dài từ 4-8 tuần. Nếu hết thời gian dùng thuốc mà bệnh lý không thuyên giảm thì người bệnh có thể kéo dài thời gian điều trị thêm 8 tuần.
  • Trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng: Dùng 1 viên/ngày trong 4-8 tuần. Có thể sử dụng kết hợp với một hoặc nhiều thuốc chống nhiễm khuẩn khác ở người loét dạ dày tá tràng do H. pylori như sau:
    • Dùng 30 mg lansoprazol + Igam amoxicllin + 500 mg clarithromycin, 2 lần/ngày, cách nhau 12 giờ, trong 10-14 ngày, uống trước bữa ăn
    • Dùng 30 mg lansoprazol và 1 gam amoxicillin, dùng 3 lần/ngày x 14 ngày. Uống trước bữa ăn.
  • Trong điều trị tăng tiết acid bệnh lý: Liều áp dụng cho người lớn là 60 mg (2 viên), uống 1 lần/ngày và sau đó điều chỉnh liều lượng thuốc theo sự dung nạp của cơ thể cho đến khi đạt kết quả lâm sàng với liều dùng dao động từ 1-6 viên/ngày (chia 1-2 lần uống).
  • Trong điều trị loét dạ dày trong khi uống NSAIDs: Dùng 1 viên/ngày, uống trong 8 tuần
  • Trong điều trị bệnh suy gan nặng: Cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều tối đa 30mg/ngày.

Hiện nay chưa ghi nhận báo cáo các bệnh nhân gặp vấn đề trầm trọng về sức khỏe do dùng quá liều lanzoprazol gây ra. Tuy nhiên khi sử dụng quá liều lượng cho phép, người bệnh cần báo với bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Trong trường hợp nghỉ ngờ quá liều, cần theo dõi bệnh nhân. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với thuốc Lazocolic. Trong trường hợp nhiễm độc nặng và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ làm sạch dạ dày bằng cách dùng than hoạt và điều trị triệu chứng nếu có.

3. Tác dụng phụ

Sau đây là một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc như:

  • Liên quan đến máu và hệ bạch huyết: Phản ứng ít gặp gồm giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu. Phản ứng hiếm gặp như thiếu máu, mất bach cầu hạt, giảm huyết cầu.
  • Tác dụng phụ liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng như thiếu magie
  • Ảnh hưởng đến tâm thần: Phản ứng ít gặp gồm có trầm cảm và lo âu. Phản ứng hiếm gặp như mất ngủ, gặp ảo giác, đầu óc lú lẫn
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Với biểu hiện thường gặp là đau đầu, chóng mặt, biểu hiện ít gặp hơn là bồn chồn, chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ, run tay chân.
  • Ảnh hưởng đến thị giác như rối loạn thị giác
  • Tác động đến hệ tiêu hóa: Với triệu chứng phổ biến như buồn nôn, tiêu chảy, nôn, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, khô miệng, các triệu chứng ít thấy hơn như viêm lưỡi, nhiễm nấm candida thực quản, viêm tụy, rối loạn vị giác, viêm đại tràng, viêm miệng.
  • Ảnh hưởng đến hệ gan mật: với phản ứng như tăng men gan, viêm gan, vàng da
  • Da và mô dưới da: Bao gồm nổi mề đay, ngứa, phát ban, chấm xuất huyết, ban xuất huyết, rụng tóc, hồng ban đa dạng, nhạy cảm ánh sáng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì độc, lupus ban đỏ bán cấp tính trên da.
  • Cơ xương và mô liên kết: Biểu hiện tường gặp là đau khớp, đau cơ, gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống
  • Thận và tiết niệu: Phản ứng thường gặp nhất là viêm thận kẽ
  • Một số phản ứng khác như mệt mỏi, phù nề, sốt, phù mạch, biếng ăn, liệt dương, sốc phản vệ, tăng cholesterol và triglyceride, hạ natri máu

4. Cảnh báo và thận trọng

  • Thận trọng sử dụng thuốc Lazocolic cho người có thai và phụ nữ đang cho con bú:
  • Bệnh nhân đang bị rối loạn chức năng gan vừa và nặng tuân thủ liều lượng sử dụng thuốc của bác sĩ.
  • Không nên dùng lansoprazol trong trường hợp người bệnh đang gặp vấn đề về ác tính đường tiêu hóa. Do tác dụng phụ của thuốc làm mất đi triệu chứng của bệnh dẫn đến việc bác sĩ khó chuẩn đoán bệnh chính xác.
  • Người bệnh có thể mắc bệnh viêm thận kẽ vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Do đó cần ngừng sử dụng lansoprazol nếu có dấu hiệu bệnh viêm thận kẽ cấp tính đang phát triển.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc có thành phần lansoprazol có thể dẫn đến tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do các vi khuẩn như Salmonella và Campylobacter.
  • Nếu lansoprazol dùng kết hợp với thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng do vi khuẩn gây ra H.pylori thì người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng liều lượng thuốc kháng sinh.
  • Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng bị tiêu chảy nặng và kéo dài, người dùng nên ngừng điều trị thuốc lansoprazol bởi đã có báo cáo một số trường hợp bị mắc bệnh viêm đại tràng.
  • Ở các bệnh nhân đã bị hoặc có nguy cơ cao bị thủng, xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa cần hạn chế sử dụng lansoprazol để điều trị loét dạ dày.
  • Đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế bơm proton như lansoprazol trong ít nhất 3 tháng hoặc sau 1 năm điều trị gặp phải triệu chứng thiếu magiê nghiêm trọng với biểu hiện bao gồm mệt mỏi, mê sảng, chóng mặt, loạn nhịp tim và co giật.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) đặc biệt nếu dùng liều cao và thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay, cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi. Vậy nên với các trường hợp người bệnh bị viêm khớp hoặc có nguy cơ loãng xương, người cao tuổi cần được theo dõi và bổ sung đầy đủ calci và vitamin D đầy đủ.
  • Thuốc có chứa thành phần tá dược như mannitol có thể gây nhuận tràng nhẹ khi dùng cùng với Lazocolic.
  • Thuốc có chứa sucrose: bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền về dung nap fructose, rối loạn hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym suerose-isomaltase không nên sử dụng thuốc này.

5. Tương tác thuốc

5.1. Tương tác với thuốc được hấp thu phụ thuộc vào nồng độ pH trong dạ dày:

  • Với Atazanavir: Lansoprazol làm giảm hấp thu đáng kể của atazanavir khi dùng đồng thời. Do đó, người bệnh không nên sử dụng lansoprazol đồng thời với atazanavir.
  • Ketoconazol và itraconazol: Lansoprazol làm giảm hấp thu của ketoconazol, itraconazol
  • Digoxin: Lanzoprazol làm tăngkhả năng hấp thụ của Digoxin, dẫn đến nồng độ digoxin trong huyết tương tăng lên. Do đó cần điều chỉnh liều lượng digoxin khi bắt đầu và kết thúc điều trị với lansoprazol.

5.2. Thuốc chuyền hoá bởi eytochrom P450

Lansoprazol có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc được chuyển hoá ở gan bởi enzym CYP3A4.

  • Theophylin: Dùng đồng thời với lansoprazol có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của theophylin. Vậy nên người bệnh cần điều chỉnh liều lượng thuốc hoặcc dừng sử dụng thuốc lansoprazol để đảm bảo nồng độ thuốc có hiệu quả lâm sàng.
  • Tacrolimus: Khi sử dụng đồng thời lansoprazol va tacrolimus có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu.

5.3. Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc ức chế CYP2C19 như fluvoxamin: Làm tăng nồng độ trong huyết tương của thuốc Lazocolic, do đó cần giảm liều khi dùng đồng thời 2 thuốc này với nhau.
  • Khi sử dụng đồng thời diazepam, phenytoin, prednisolon hoặc clopidogel với lansoprazol: Hiện chưa thấy có ảnh hưởng lâm sàng nghiêm trọng.
  • Warfarin: Đã có báo cáo cho thấy có sự gia tăng thời gian đào thải prothrombin và INR ở những bệnh nhân dùng đồng thời wafarin với lansoprazol hoặc có thể dẫn đến tác dụng phụ là chảy máu bất thường, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.
  • Sucralfat: Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu Lansoprazol, vì vậy cần uống lansoprazol sau ít nhất 1 giờ khi dùng thuốc Sucralfat.
  • Methotrexat: Dùng đồng thời lansoprazol với methotrexat ở liều lượng cao có thể làm tăng nồng độ methotrexate hoặc các chất chuyên hóa của nó trong máu, có thẻ dẫn đến ngộ độc methotrexat.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Helirab 20
    Công dụng thuốc Helirab 20

    Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • rabeum
    Công dụng thuốc Rabeum

    Rabeum có dạng viên nén, thành phần chính là rabeprazol natri 20mg. Thuốc được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày-thực quản, loét dạ dày-tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison.

    Đọc thêm
  • Ampanto
    Công dụng thuốc Ampanto

    Thuốc Ampanto được dùng theo đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch nhằm điều trị cho các bệnh về đường tiêu hoá như loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày – thực quản,... Để đảm ...

    Đọc thêm
  • etefacin
    Công dụng thuốc Etefacin

    Thuốc Etefacin là một thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được dùng bằng đường tiêm truyền. Thuốc được sử dụng ngắn hạn trong điều trị những trường hợp bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm
  • Eselan
    Công dụng thuốc Eselan

    Thuốc Eselan có thành phần chính là Omeprazole Natri. Trước khi sử dụng thuốc Eselan để điều trị những bệnh lý đường tiêu hóa như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm thực quản kèm loét & hội chứng Zollinger-Ellison.... ...

    Đọc thêm