Công dụng thuốc Hypolip 20mg

Thuốc Hypolip 20mg có thành phần chính là Atorvastatin và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch và được chỉ định để làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, apolipoprotein B và triglycerid. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng làm tăng HDL-cholesterol ở những người bị tăng cholesterol máu nguyên phát rất hiệu quả.

1. Thuốc Hypolip là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Hypolip

1.1. Dược lực học của thuốc Hypolip

Hoạt chất Atorvastatin là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế HMG- CoA reductase.

1.2. Dược động học của thuốc Hypolip

  • Khả năng hấp thu: Hoạt chất Atorvastatin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, khả năng hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sinh khả dụng của dược chất Atorvastatin thấp vì được chuyển hoá mạnh qua gan lần đầu(trên 60%). Nồng độ của thuốc đạt đỉnh trong huyết thanh sau 1 đến 2 giờ.
  • Khả năng phân bố: Dược chất Atorvastatin liên kết mạnh với protein huyết tương trên 98%. Nguyên nhân do Atorvastatin ưa mỡ nên đi qua được hàng rào máu não.
  • Khả năng chuyển hoá: Thuốc Hypolip chuyển chủ yếu ở gan với trên 70% thành các chất chuyển hoá có hoặc không có hoạt tính.
  • Khả năng thải trừ: Thuốc Hypolip 20mg được đào thải chủ yếu qua phân, đào thải qua thận dưới 2%.

1.3. Tác dụng của thuốc Hypolip 20mg

Dược chất Atorvastatin là một thuốc làm giảm cholesterol. Thuốc tác dụng ức chế sản sinh Cholesterol ở gan bằng cách ức chế một enzym tạo cholesterol là HMGCoA reductase. Thuốc Hypolip 20mg có tác dụng:

  • Làm giảm chỉ số Cholesterol chung cũng như cholesterol LDL trong máu (LDL cholesterol được coi là loại cholesterol "xấu" đóng vai trò chủ yếu trong bệnh mạch vành).
  • Giảm mức LDL cholesterol làm chậm quá trình tiến triển và thậm chí có thể đảo ngược bệnh lý mạch vành.
  • Giảm nồng độ Triglyceride trong máu: nồng độ Triglyceride trong máu tăng cao cũng liên quan với bệnh mạch vành.

2. Chỉ định của thuốc Hypolip

Thuốc Hypolip được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như sau:

  • Dược chất Atorvastatin được chỉ định để làm giảm nồng độ Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và apolipoprotein B và triglycerid và để làm tăng HDL-cholesterol ở những người bị bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát.
  • Người bị rối loạn beta lipoprotein máu mà không đáp ứng đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Dược chất Atorvastatin cũng được chỉ định để làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol ở những người và có tăng cholesterol trong máu có tính gia đình đồng hợp tử.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Hypolip

Cách sử dụng thuốc Hypolip: Thuốc Hypolip được sử dụng theo đường uống.

Liều điều trị của thuốc Hypolip:

  • Tăng cholesterol máu (có tính chất gia đình dị hợp tử và không có tính gia đình) và rối loạn lipid máu hỗn hợp: liều điều trị khởi đầu được khuyến cáo là 10-20mg, 1 lần/ngày. Những người cần giảm LDL cholesterol nhiều (trên 45%) có thể bắt đầu bằng liều điều trị 40mg, 1 lần/ngày. Khoảng liều điều trị của thuốc Hypolip là 10-80mg một lần mỗi ngày.
  • Sau khi bắt đầu điều trị và/hoặc sau khi tăng liều điều trị với hoạt chất Atorvastatin cần đánh giá các chỉ số lipid máu trong vòng 2 tới 4 tuần và để điều chỉnh liều điều trị cho thích hợp.
  • Tăng cholesterol trong máu có tính chất gia đình đồng hợp tử: uống thuốc liều điều trị 10-80mg/ngày. Bác sĩ cũng thường chỉ định phối hợp với những biện pháp hạ lipid khác.
  • Điều trị phối hợp: dược chất Atorvastatin có thể được điều trị phối hợp với Resin nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Liều điều trị đối với những người suy thận: không cần điều chỉnh liều điều trị.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Hypolip

Tác dụng không mong muốn phổ biến:

  • Viêm mũi họng;
  • Phản ứng dị ứng;
  • Tăng đường huyết;
  • Đau nhức đầu;
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và nôn;
  • Đau mỏi cơ, đau nhức vị trí các khớp, đau lưng, đau tay chân, co thắt cơ, sưng khớp...;
  • Các chỉ số xét nghiệm chức năng gan bất thường, nồng độ trong máu tăng lên.

Tác dụng không mong muốn ít gặp:

  • Hạ đường huyết, tăng cân, chán ăn;
  • Rối loạn tâm thần: hay gặp ác mộng, mất ngủ;
  • Chóng mặt, mất cảm giác, buồn ngủ;
  • Thị lực suy giảm;
  • Ù tai;
  • Viêm gan;
  • Nổi mề đay, phát ban, ngứa trên da;
  • Đau mỏi cổ, mỏi cơ;
  • Tế bào bạch cầu dương tính.

Tác dụng không mong muốn hiếm khi xảy ra:

  • Giảm tiểu cầu;
  • Bệnh lý thần kinh ngoại vi;
  • Rối loạn thị giác;
  • Chứng ứ mật;
  • Chứng đau mỏi cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân, thoái hóa khớp.

Tác dụng không mong muốn rất hiếm khi xảy ra:

  • Mất thính giác;
  • Suy gan...

Bạn cần chú ý thông báo cho bác sĩ điều trị các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Hypolip.

5. Tương tác của thuốc Hypolip

Thuốc chống đông, Indandione phối hợp với dược chất Atorvastatin sẽ làm tăng thời gian chảy máu hoặc thời gian prothrombin. Người bệnh cần chú ý phải theo dõi thời gian prothrombin ở những người điều trị phối hợp với các thuốc chống đông.

Cyclosporine, Erythromycin, Gemfibrozil, thuốc ức chế miễn dịch, niacin: dùng phối hợp gây tăng nguy cơ bị bệnh về cơ.

Digoxin: dùng phối hợp với thuốc Hypolip gây tăng nhẹ nồng độ digoxin trong huyết thanh.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Hypolip

6.1. Chống chỉ định của thuốc Hypolip 20mg

  • Quá mẫn hay cơ địa nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang trong thời gian có thai hay đang cho con bú.
  • Người bị mắc bệnh về gan hoặc sự tăng dai dẳng transaminase huyết thanh không rõ nguyên căn.

6.2. Lưu ý thận trọng khi sử dụng Hypolip-20

  • Cần sử dụng các thuốc hạ lipid máu kèm với chế độ dinh dưỡng ít mỡ bão hòa, ít cholesterol và chỉ sử dụng khi nào không đáp ứng đầy đủ với chế độ dinh dưỡng và với các biện pháp không dùng thuốc khác.
  • Trước khi điều trị bằng thuốc Hypolip cần loại trừ các nguyên nhân thứ phát về tăng cholesterol ( như tiểu đường khó kiểm soát, suy chức năng tuyến giáp, hội chứng thận hư, rối loạn protein máu, bệnh lý gan tắc nghẽn, nghiện rượu,...) và cần kiểm tra kỹ càng lipid máu.
  • Cần làm test chức năng gan trước khi điều trị bằng thuốc Hypolip, trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi chức năng gan thường xuyên.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Hypolip cho những người bị nghiện rượu, hoặc uống nhiều rượu có tiền sự mắc bệnh gan.
  • Cần cảnh báo cho người sử dụng về nguy cơ gặp phải các bệnh về cơ như là đau cơ, căng cơ hoặc yếu cơ không cắt nghĩa được.
  • Tăng nguy cơ bị các tổn thương cơ khi sử dụng thuốc thuộc nhóm Statin đồng thời với: Gemfibrozil, các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác, niacin liều cao (> 1g/ngày), colchicin.
  • Sử dụng đồng thời các loại thuốc có tác dụng hạ lipid máu nhóm Statin với các thuốc điều trị HIV và viêm gan C có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ. Nghiêm trọng nhất là gây ra tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây ra đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, cần chú ý không sử dụng thuốc Hypolip cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Mọi thắc mắc xin liên hệ bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng để được giải đáp chính xác nhất.

Sử dụng thuốc Hypolip đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi sử dụng thuốc Hypolip cho người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc Hypolip 20mg có thành phần chính là Atorvastatin và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch và được chỉ định để làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, apolipoprotein B và triglycerid. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • điều trị tăng cholesterol toàn phần
    Chỉ số cholesterol toàn phần thấp có sao không?

    Năm nay tôi 42 tuổi, cao 1,56, nặng 47 kg thường xuyên bị thiếu lượng cholesterol trong máu, cholesterol toàn phần 3.3 (tiêu chuẩn 3.9 - 5.2). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số cholesterol toàn phần thấp có ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Cadisimvas

    Cadisimvas là thuốc được chỉ định trong việc điều trị tăng lipid máu, có tác dụng ức chế chọn lọc sự hấp thu cholesterol và các sterol thực vật. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Cadisimvas, người dùng cần ...

    Đọc thêm
  • shintovas
    Công dụng thuốc Shintovas

    Thuốc Shintovas được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp, dự phòng biến cố tim mạch ở người bệnh tăng cholesterol máu không có triệu chứng lâm sàng... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • Sanlitor
    Công dụng thuốc Sanlitor

    Thuốc Salitor được chỉ định trong điều trị rối loạn Betalipoprotein máu nguyên phát, phối hợp với các liệu pháp khác trong điều trị tăng cholesterol toàn phần, tăng Apolipoprotein B, tăng triglyceride máu... Cùng tìm hiểu về công dụng, ...

    Đọc thêm
  • atorota
    Công dụng thuốc Atorota

    Atorota thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium) 10mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng ...

    Đọc thêm