Công dụng thuốc Fipam

Fipam là thuốc có chứa thành phần chính Cefepime với công dụng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn trên cơ thể. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Fipam trong bài viết dưới đây.

1. Fipam là thuốc gì?

Fipam có chứa thành phần chính là Cefepime ở dạng Cefepime hydroclorid 1g. Đây là một kháng sinh thuộc họ Beta lactam, nhóm Cephalosporin thế hệ IV. Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc ở các nhóm vi khuẩn như sau:

  • Vi khuẩn thường nhạy cảm có CMI ≤ 4mg/l bao gồm trên 90% các chủng của loài nhạy cảm với kháng sinh (S) như: Escherichia coli, Salmonella, Proteus mirabilis, Shigella, Proteus vulgaris, Citrobacter diversus, Morganella morganii; Providencia, Enterobacter, Citrobacter freundii*, Klebsiella oxytoca, Serratia; streptocoques, Streptococcus pneumoniae nhạy với penicillin; Haemophilus influenzae, Branhamella catarrhalis, Neisseria; Peptostreptococcus, staphylocoques nhạy với méticilline, Clostridium perfringens.
  • Các vi khuẩn nhạy cảm mức độ trung bình như Pseudomonas aeruginosa.
  • Các vi khuẩn có khả năng đề kháng (CMI > 32mg/l) như Entérocoques, staphylocoques kháng méticilline, Listeria, Pseudomonas cepacia, Clostridium difficile, Xanthomonas maltophilia, vi khuẩn kỵ khí Gram âm.

2. Chỉ định dùng thuốc Fipam

Chỉ định điều trị của thuốc dựa vào hoạt tính kháng khuẩn và các tính chất dược động học của Cefepime.

Ở người lớn thường chỉ định thuốc Fipam cho các trường hợp:

  • Nhiễm khuẩn huyếtdu khuẩn huyết;
  • Nhiễm trùng tiết niệu có và không có biến chứng;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi nặng, bệnh nhân sốt kèm theo tình trạng giảm bạch cầu đa nhân trung tính;
  • Nhiễm trùng đường mật.

Ở trẻ em, thường dùng Fipam trong điều trị:

  • Viêm phổi, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng;
  • Nhiễm trùng huyết, viêm màng não, sốt giảm bạch cầu.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Fipam cho các trường hợp:

  • Quá mẫn với Cefepime hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, Penicillin hay Beta-lactam khác.
  • Các đối tượng nhạy cảm như bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tháng tuổi không được sử dụng loại thuốc này.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Fipam

Thuốc Fipam được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch với thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

Đối với người lớn và trẻ em trên 40 kg:

  • Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ và trung bình: Truyền tĩnh mạch 0,5 - 1 g/12 giờ.
  • Nhiễm khuẩn mức độ nặng: Tiêm tĩnh mạch 2 g/12 giờ.
  • Nhiễm khuẩn mức độ đe dọa tính mạng: Tiêm tĩnh mạch 2 g/8 giờ.

Đối với trẻ em dưới 40 kg:

  • Tiêm tĩnh mạch liều 50mg/kg/8 - 12 giờ.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi:

  • Tiêm tĩnh mạch 30 mg/kg mỗi 8 - 12 giờ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Fipam

  • Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng thuốc Fipam gồm có: Nổi mẩn, mề đay, ngứa, buồn nôn, nôn tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, viêm tại chỗ tiêm truyền, nhức đầu, sốt, viêm âm đạo, ban đỏ, táo bón, đau bụng,, giãn mạch, khó thở, dị cảm, choáng váng, ngứa ở đường sinh dục, xáo trộn vị giác, nhiễm Candida miệng.
  • Trường hợp rất hiếm gặp xảy ra như lạnh run, co giật, phản vệ.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Fipam. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Fipam theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan