Công dụng thuốc Fanalujin Capsule

Thuốc Fanalujin Capsule thường được các bác sĩ, dược sĩ kê đơn trong điều trị dự phòng bệnh đau đầu hay chứng rối loạn tiền đình cùng một số bệnh lý khác. Vậy thuốc Fanalujin nên được sử dụng như thế nào và liều lượng ra sao?

1. Thành phần và công dụng thuốc Fanalujin Capsule

Fanalujin Capsule có thành phần chính là Flunarizin 5mg. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén nên rất dễ uống và sử dụng.

Hiện nay thuốc bày bán rất nhiều trên thị trường và được chỉ định trong điều trị những bệnh lý sau:

Thuốc chủ yếu được dùng cho đối tượng người lớn và những người trên 65 tuổi cần hết sức thận trọng.

2. Liều dùng thuốc Flunarizin 5mg

Lưu ý rằng trước khi sử dụng thuốc Flunarizin 5mg người bệnh nên chia sẻ cho bác sĩ biết về vấn đề sức khỏe hiện tại những thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc bổ, thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho người dùng liều lượng và cách sử dụng hợp lý.

  • Liều khởi đầu: 10 mg ngày 1 lần vào buổi tối.
  • Người > 65 tuổi: dùng 5 mg ngày 1 lần.
  • Khi dùng duy trì, có thể giảm còn 5 mg/ngày.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc Flunarizin 5mg

3.1 Chống chỉ định khi dùng thuốc Flunarizin 5mg

Đối tượng chống chỉ định khi dùng thuốc Flunarizin 5mg:

  • Những người quá mẫn với thành phần thuốc Flunarizin 5mg
  • Người có tiền sử trầm cảm không nên dùng thuốc
  • Những người có tiền sử rối loạn vận động: triệu chứng ngoại tháp, Parkinson.
  • Không dùng cho người đang sử dụng thuốc chẹn bêta.

3.2 Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc

Xét về khía cạnh xảy ra phản ứng phụ thì thuốc Flunarizin 5mg khá lành tính. Tuy nhiên, một vài trường hợp như: lạm dụng thuốc, dùng thuốc quá liều, tự ý điều chỉnh liều có thể xảy ra một vài phản ứng phụ sau:

  • Buồn ngủ nhẹ, tăng cân, ăn không ngon miệng
  • Có khả năng gây nên vấn đề trầm cảm đặc biệt ở nữ giới
  • Chân tay có thể không yên, buồn bực và người mệt mỏi

Vì thế cách tốt nhất để hạn chế những phản ứng phụ chính là dùng thuốc thật cẩn thận theo chỉ định, nếu có bất cứ vấn đề gì cần liên hệ bác sĩ dược sĩ để được tư vấn, thay vì tự ý xử lý tại nhà.

3.3 Đối tượng nào cần thận trọng khi dùng thuốc Flunarizin 5mg?

Mặc dù có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên những đối tượng sau cần hết sức thận trọng:

  • Người lớn tuổi, bệnh nhân huyết áp thấp và người suy thận
  • Đối tượng phụ nữ có thai và đang nuôi con bú tốt nhất không nên dùng thuốc. Mặc dù chưa thể đánh giá chính xác về những tác hại có thể gây ra, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn không nên sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ và dược sĩ.
  • Khi dùng thuốc có thể gây nên tình trạng buồn ngủ, ngủ gà, vì thế những người lái xe hay cần sự tập trung cao trong quá trình làm việc không nên sử dụng thuốc Flunarizin 5mg.

3.4 Quên liều và quá liều cần làm gì?

Quên liều và quá liều là tình trạng thường hay xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Trường hợp này nếu xảy ra thường xuyên không những ảnh hưởng đến quá trình điều trị mà còn khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng. Do đó, người dùng nên chủ động uống thuốc vào 1 thời điểm trong ngày nếu cần thiết nên đặt chuông báo thức tránh bị quên.

Quên liều: Khi phát hiện ra quên liều cần uống bù liều đã quên, nếu thời gian quên liều khá xa, từ 2 tiếng trở lên người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều thuốc sau như bình thường.

Quá liều: Quá liều là trường hợp khá nguy hiểm, khi nhận thấy quá liều bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí, đồng thời theo dõi sức khỏe trong thời gian này thường xuyên. Nếu có bất cứ phản ứng lạ nào cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Những thông tin trên đây đã lý giải khá đầy đủ về công dụng thuốc Flunarizin 5mg. Người bệnh trước khi dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cần thiết có thể trao đổi cùng bác sĩ chuyên môn để có được tư vấn phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

537 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan