Công dụng thuốc Ciclevir 800

Thuốc Ciclevir 800 thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm vi rút Herpes simplex và vi rút Varicella-zoster. Thuốc Ciclevir 800 sẽ phát huy hiệu lực tối ưu nếu được người bệnh dùng đúng cách và đúng liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo.

1. Ciclevir 800 là thuốc gì?

Thuốc Ciclevir 800 thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng vi rút, chống nhiễm khuẩn và trị ký sinh trùng. Thuốc Ciclevir 800 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Glomed, thường được bác sĩ khuyên dùng cho các trường hợp nhiễm vi rút Herpes simplex loại 1 và 2 ở niêm mạc và da, bao gồm cả Herpes sinh dục.

Thuốc Ciclevir 800 được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ hoặc 5 vỉ x 10 viên. Thành phần chính trong thuốc Ciclevir 800 là hoạt chất Aciclovir với hàm lượng 800mg cùng sự kết hợp của các tá dược khác vừa đủ.

2. Thuốc Ciclevir 800 có tác dụng gì?

2.1. Công dụng của thuốc Ciclevir 800

Hoạt chất Aciclovir trong thuốc Ciclevir 800 được biết đến là một chất tương tự purin nucleoside tổng hợp, có hoạt tính đối với vi rút Herpes simplex loại 1, 2 và vi rút Varicella-zoster (Zona – thuỷ đậu). Công dụng kháng vi rút của Aciclovir dựa trên sự chuyển đổi nội bào thành dạng Aciclovir monophosphat thông qua thymidine kinase của vi rút. Sau đó, Aciclovir monophosphat tiếp tục chuyển hoá thành dạng Aciclovir triphosphat và Aciclovir monophosphat nhờ vào các enzyme của tế bào.

Dạng chuyển hoá Aciclovir triphosphat có khả năng ức chế quá trình tổng hợp và sao chép ADN của các vi rút nhờ tác dụng ức chế enzyme DNA polymerase của vi rút Herpes, sau đó gắn kết với ADN của chúng. Quá trình này thường có tính chọn lọc cao đối với các tế bào bị nhiễm.

Thuốc Ciclevir 800 có tác dụng hiệu quả nhất đối với chủng vi rút Herpes simplex loại 1, tiếp đó là loại 2 và cuối cùng là vi rút Zona – thuỷ đậu. Khi đưa vào cơ thể người, Aciclovir sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1,5 – 2 giờ kể từ khi uống. Mặt khác, sự hấp thu của Aciclovir không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

2.2. Chỉ định sử dụng thuốc Ciclevir 800

Thuốc Ciclevir 800 thường được bác sĩ kê đơn sử dụng cho các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Điều trị ban đầu và dự phòng tái nhiễm vi rút Herpes simplex loại 1 và 2 ở niêm mạc hoặc da, bao gồm cả Herpes sinh dục.
  • Điều trị tình trạng nhiễm vi rút Herpes zoster cấp tính (bệnh Zona), viêm phổi do Herpes zoster ở người lớn hoặc Zona mắt.
  • Điều trị ban đầu và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm Herpes simplex ở những bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Điều trị các tình trạng thuỷ đậu xuất huyết, thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh và thuỷ đậu ở người bị suy giảm miễn dịch.

2.3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Ciclevir 80

Không sử dụng thuốc Ciclevir 800 cho những trường hợp dưới đây khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với hoạt chất Aciclovir hay bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định thuốc Ciclevir 800 đối với người bị vô niệu hoặc suy thận.
  • Chống chỉ định tương đối thuốc Ciclevir 800 cho phụ nữ có thai hoặc người đang nuôi con bú.

3. Liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc Ciclevir 800

3.1. Liều lượng sử dụng thuốc Ciclevir 800

Dưới đây là liều dùng thuốc Ciclevir 800 theo khuyến cáo của bác sĩ, cụ thể:

  • Điều trị nhiễm vi rút Herpes simplex
    • Liều cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: Uống 200mg/ lần và 400mg/ lần cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng. Ngày uống thuốc 5 lần và mỗi liều thuốc cách nhau khoảng 4 giờ. Người bệnh nên dùng thuốc Ciclevir 800 liên tục trong vòng 5 – 10 ngày.
    • Liều cho trẻ em dưới 2 tuổi: Uống 1/2 liều dùng thuốc Ciclevir 800 của người lớn.
  • Điều trị dự phòng tái nhiễm Herpes simplex:
  • Liều cho bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường: Uống 800mg/ ngày x 2 – 4 lần / ngày.
  • Liều cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch: Uống 200 – 400mg/ lần x 4 lần/ ngày (người lớn và trẻ trên 2 tuổi) hoặc uống 1/2 liều dùng của người lớn (trẻ em dưới 2 tuổi).
  • Điều trị bệnh thuỷ đậu:
    • Liều cho người lớn: Uống 800mg/ lần x 4 – 5 lần/ ngày và dùng trong vòng 5 – 7 ngày.
    • Liều cho trẻ trên 6 tuổi: Uống 800mg/ lần x 4 lần/ ngày.
    • Liều cho trẻ từ 2 – 5 tuổi: Uống 400mg/ lần x 4 lần/ ngày.
    • Liều cho trẻ dưới 2 tuổi: Uống 200mg/ lần x 4 lần/ ngày.
  • Điều trị bệnh Zona:
    • Liều cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn: Uống 800mg/ lần x 5 lần/ ngày, dùng trong vòng 7 – 10 ngày.
    • Liều cho trẻ dưới 2 tuổi: Uống 1/2 liều dùng của người lớn.
  • Liều dùng thuốc Ciclevir 800 cho bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin < 10ml / phút):
  • Điều trị nhiễm Herpes simplex: Uống 200mg/ lần, mỗi liều cách nhau khoảng 12 giờ.
  • Điều trị nhiễm vi rút Zona – thuỷ đậu: Uống 800mg/ lần x 3 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau khoảng 8 giờ.

3.2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Ciclevir 800

Thuốc Ciclevir 800 được bào chế dưới dạng viên nén, do đó thuốc sẽ được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc cùng bữa ăn nhằm làm giảm tác động của thuốc lên đường tiêu hoá.

Khi uống Ciclevir 800, bạn nên nuốt nguyên viên thuốc, tránh nghiền nát hoặc nhai thuốc bởi điều này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các hoạt chất có trong thuốc. Theo khuyến cáo của bác sĩ, thuốc Ciclevir 800 cần được dùng càng sớm càng tốt, thuốc sẽ phát huy công dụng tối ưu khi được sử dụng khi mới bắt đầu nhiễm bệnh.

3.3. Cách xử trí tình trạng quá liều thuốc Ciclevir 800

Thuốc Ciclevir 800 khi uống quá liều lượng khuyến cáo có thể gây ra những triệu chứng đáng chú ý như: Hôn mê, co giật, kích động hoặc ngủ lịm. Đôi khi có thể xảy ra tình trạng kết tủa Aciclovir trong ống thận nếu nồng độ trong dịch ống thận vượt quá độ tan khoảng 2.5mg/ ml.

Để xử trí tình trạng uống quá liều thuốc Ciclevir 800, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và lựa chọn các biện pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Đối với bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc vô niệu, phương pháp thẩm tách máu sẽ được áp dụng cho đến khi chức năng thận phục hồi lại.

4. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Ciclevir 800

Trong quá trình điều trị nhiễm vi rút Herpes simplex, Zona và thuỷ đậu bằng thuốc Ciclevir 800, bệnh nhân có thể vô tình gặp phải các tác dụng phụ ngoại ý dưới đây:

  • Việc sử dụng thuốc Ciclevir 800 ngắn ngày có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ buồn nôn hoặc ói mửa.
  • Nếu dùng Ciclevir 800 dài ngày có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban da.

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Ciclevir 800 và hỏi ý kiến bác sĩ nếu các tác dụng phụ ngoại ý không biến mất, trở nặng hoặc thậm chí xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường mới.

5. Những điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Ciclevir 800

5.1. Cần thận trọng điều gì khi sử dụng thuốc Ciclevir 800?

Dưới đây là một số điều mà người bệnh nên thận trọng trong suốt quá trình điều trị với thuốc Ciclevir 800:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Ciclevir cho bệnh nhân suy thận, có thể cân nhắc điều chỉnh liều dùng thuốc dựa trên độ thanh thải creatinin.
  • Có thể áp dụng tiêm truyền tĩnh mạch tốc độ chậm trên 1 giờ nhằm ngăn ngừa nguy cơ kết tủa Aciclovir trong thận. Tránh tiêm với một lượng lớn hoặc tiêm nhanh.
  • Nguy cơ suy thận sẽ tăng lên nếu bệnh nhân dùng cùng lúc với các thuộc độc với thận.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc Ciclevir 800 cho phụ nữ mang thai nếu lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với rủi ro đối với thai nhi.
  • Thuốc Ciclevir 800 có thể bài tiết qua sữa mẹ khi được sử dụng bằng đường uống. Do đó, những người đang nuôi con bú cần thận trọng và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng Ciclevir 800.
  • Thận trọng khi dùng Ciclevir 800 cho người lái xe hoặc thường xuyên vận hành máy móc bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu.
  • Bảo quản thuốc tại nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp và khu vực có độ ẩm cao.
  • Kiểm tra hạn sử dụng của Ciclevir 800 trước khi dùng nhằm tránh uống phải thuốc quá hạn.
  • Kiểm tra màu sắc, hình dạng và kết cấu thuốc Ciclevir 800 trước khi uống.

5.2. Thuốc Ciclevir 800 tương tác với các thuốc nào khác?

Một số loại thuốc có thể xảy ra phản ứng tương tác khi dùng đồng thời với thuốc Ciclevir 800, bao gồm:

  • Thuốc Zidovudin kết hợp với Ciclevir dễ gây lơ mơ và ngủ lịm.
  • Thuốc Probenecid ức chế cạnh tranh thải trừ hoạt chất Aciclovir qua ống thận.
  • Thuốc Ketoconazol và Amphotericin B có thể làm tăng khả năng chống vi rút của Aciclovir.
  • Thuốc Interferon hoặc Methotrexat

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan