Công dụng thuốc Busmocalm

Busmocalm nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, là một loại thuốc kháng cholinergic được sử dụng để điều trị đau bụng do chuột rút, co thắt thực quản , đau quặn thận và co thắt bàng quang,...

1. Thuốc Busmocalm có tác dụng gì?

Busmocalm - 10mg có thành phần chính là Hyoscine butylbromide với hàm lượng 10mg. Busmocalm được sử dụng trong việc điều trị các bệnh như:

  • Thuốc được chỉ định để làm giảm cơn co thắt cơ trơn của đường niệu sinh dục hoặc đường tiêu hóa.
  • Thành phần Hyoscine Butylbromide cũng được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đau quặn bụng, tiêu chảy liên quan đến hội chứng ruột kích thích (một rối loạn ảnh hưởng đến ruột già) và loét dạ dày tá tràng (vết loét hở xảy ra trên niêm mạc bên trong của dạ dày và vùng trên của ruột non).
  • Sử dụng trong việc phòng và điều trị chứng đau bụng kinh.
  • Nó cũng được sử dụng để cải thiện dịch tiết đường hô hấp .

Cơ chế tác động:

Thành phần chính Hyoscine butylbromide là một chất kháng cholinergic, thuộc nhóm chất đối kháng muscarinic có tác dụng ngăn chặn sự co bóp của cơ trơn do acetylcholine kích thích ở trong đường tiêu hóa, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường mật và đường tiết niệu sinh dục.

2. Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Busmocalm được điều chế dưới dạng viên nén bao đường và sử dụng qua đường uống, lưu ý khi người bệnh dùng thuốc nên uống nguyên viên thuốc và uống với nhiều nước để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.

Liều lượng thuốc:

Liều khuyến cáo đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng 2 viên, 4 lần/ ngày.

  • Trong điều trị đối các triệu chứng bệnh hội chứng ruột kích thích kích thì liều lượng thuốc áp dụng trong thời gian đầu là 1 viên dùng 3 lần/ ngày. Sau đó thì có thể tăng liều lượng thuốc lên 2 viên, dùng 4 lần/ ngày khi cần thiết.
  • Với trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sử dụng 1 viên 3 lần/ ngày.
  • Với bệnh nhân người cao tuổi có thể áp dụng liều lượng thuốc thông thường do các thử nghiệm lâm sàng hiện nay cho thấy bệnh nhân trên 65 tuổi sử dụng thuốc không ghi nhận các tác dụng phụ điển hình nào do vậy có thể không cần thay đổi liều thuốc.

Lưu ý không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.

Quá liều và cách xử lý

  • Quá liều: Biểu hiện thường gặp khi sử dụng thuốc quá liều như bí tiểu, khô miệng, đỏ da, rối loạn nhịp tim, ức chế nhu động ruột và rối loạn thị giác.
  • Cách xử lý: Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo triệu chứng. Cụ thể như: Với trường hợp nhiễm độc nặng thì sẽ chỉ định cho người bệnh rửa dạ dày với chất than hoạt, đối với bệnh nhân gặp triệu chứng tăng nhãn áp thì sẽ dùng thuốc Pilocarpin điều trị tại chỗ. Trong trường hợp người bệnh bị liệt hô hấp sẽ đặt nội khí quản và hô hấp nhân tạo, khi gặp triệu chứng bí tiểu thì sẽ đặt ống thông tiểu.

3. Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc với người bệnh bị dị ứng với thành phần Hyoscine butylbromide hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc Busmocalm.
  • Không dùng với người bệnh bị mắc bệnh nhược cơ nặng.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc với người bệnh bị phình đại tràng.
  • Người bệnh bị tăng nhãn áp hoặc tắc ruột cơ học.
  • Người bệnh bị liệt ruột cơ năng.
  • Người bệnh gặp vấn đề về rối loạn nhịp nhanh bệnh lý.
  • Người bệnh bị phì đại tiền liệt tuyến tắc nghẽn hoặc bị co thắt tâm vị.

4. Tác dụng phụ

Các phản ứng phụ thường gặp bao gồm:

  • Phản ứng trên da với triệu chứng ngứa và nổi mề đay, gây bệnh tổ đỉa.
  • Ảnh hưởng trên hệ tim mạch với triệu chứng phổ biến nhất là nhịp tim nhanh.
  • Ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa có biểu hiện khô miệng.
  • Thuốc gây buồn ngủ, thay đổi thị lực, kích hoạt bệnh tăng nhãn áp và dị ứng nghiêm trọng.
  • Phản ứng hiếm gặp như gây bí tiểu.
  • Các phản ứng ảnh rất ít gặp như sốc phản vệ, phản ứng phản vệ, phát ban, ban đỏ, khó thở.

Cách xử lý tác dụng phụ không mong muốn: Khi gặp phản ứng phụ nghiêm trọng thì người bệnh nên ngừng thuốc và sử dụng phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

5. Thận trọng

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm với các loại thuốc chứa chế phẩm methyl hydroxybenzoate và propyl hydroxybenzoate, do trường hợp này dễ có nguy cơ gặp phản ứng phụ không mong muốn.
  • Cẩn thận trọng khi sử dụng thuốc Đối với các trường hợp người bệnh mắt rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose và fructose, chứng thiếu hụt lactase Lapp, sucrase - isomaltase hoặc bị rối loạn hấp thuốc glucose - galactose.
  • Thận trọng sử dụng thuốc đối với bệnh nhân ăn mắc bệnh tăng nhãn áp góc hẹp chưa được chẩn đoán và điều trị do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về mắt. Nếu có các triệu chứng như đau đỏ mắt đi kèm với việc giảm thị lực mắt sau khi sử dụng thuốc Busmocalm.
  • Thận trọng sử dụng thuốc đối với các bệnh nhân có nguy cơ tắc ruột hoặc tắc niệu đạo do nguy cơ biến chứng của thuốc kháng cholinergic.
  • Thận trọng sử dụng thuốc với bệnh nhân đang bị sốt do thuốc có thể làm giảm khả năng tiết mồ hôi.
  • Cần thận trọng sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị nhiễm độc giáp suy tim phẫu thuật tim do thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng nhịp nhanh.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu bệnh nhân gặp các vấn đề như đau bụng không rõ nguyên nhân ăn đi kèm với các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn hoặc thay đổi chuyển động của ruột, khi người bệnh ấn vào bụng cảm thấy đau, huyết áp giảm, ngất xỉu hoặc đi đại tiện có máu trong phân thì cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử lý.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Hiện nay các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển của bào thai. Tuy nhiên những dữ liệu này chưa đầy đủ và còn hạn chế. Vậy nên phụ nữ đang có thai không nên sử dụng thuốc hoặc trước khi dùng cần có ý kiến chỉ định của bác sĩ.
  • Với phụ nữ cho con bú: Chưa khẳng định được các thành phần của thuốc có khả năng bài tiết vào sữa mẹ hay không do đó để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ không nên sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.
  • Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Do thuốc gây phản ứng rối loạn về thị giác cho nên cần cẩn trọng khi sử dụng với những người thực hiện các công việc nguy hiểm và cần có sự tập trung cao.

6. Tương tác thuốc

  • Trước khi dùng thuốc Busmocalm người bệnh nên báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng hoặc đã sử dụng trong thời gian gần đây để tránh gây ra sự tương tác thuốc giữa Busmocalm và thuốc khác, ảnh hưởng đến công dụng hiệu quả của thuốc hay làm gây ra phản ứng phụ không mong muốn.
  • Hyoscine butylbromide có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm 3 và 4 vòng, thuốc kháng sinh histamin, quinidin, cimetidin, thuốc chống loạn thần như butyrophenones, phenothiazin và các thuốc kháng cholinergic khác.
  • Sử dụng đồng thời với thuốc kháng dopamin như metoclopramid có thể ảnh hưởng đến công dụng của cả 2 loại thuốc trên đường tiêu hóa.
  • Dùng chung với thuốc kích thích beta giao cảm có thể gây tác dụng phụ làm rối loạn nhịp tim.
  • Dùng chung với các thuốc kháng acid hay thuốc chống tiêu chảy có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc kháng cholinergic đến đến hiệu quả điều trị không cao. Trường hợp cần thiết phải dùng thì nên cách thời gian sử dụng 2 loại thuốc trên ít nhất 1 giờ,
  • 1, 2 - Benzodiazepine: 1, 2 - Benzodiazepine có thể làm tăng hoạt động gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương (thuốc trầm cảm CNS) của Butylscopolamine
  • Acetazolamide: Acetazolamide có thể làm tăng các hoạt động gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương (thuốc trầm cảm CNS) của Butylscopolamine
  • Acetophenazine: Acetophenazine có thể làm tăng hoạt động của Butylscopolamine gây suy nhược hệ thần kinh trung ương (CNS depressant)
  • Aclidinium: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi Butylscopolamine
  • Adenosine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của Nhịp tim nhanh có thể tăng lên khi Adenosine được kết hợp với Butylscopolamine.
  • Alloin: Hiệu quả điều trị của Aloin có thể giảm khi sử dụng kết hợp với Butylscopolamine
  • Ambenonium: Hiệu quả điều trị của Butylscopolamine có thể bị giảm khi sử dụng kết hợp với Ambenonium
  • Bendroflumethiazide: Nồng độ trong huyết thanh của Bendroflumethiazide có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Butylscopolamine
  • Baclofen: Baclofen có thể làm tăng hoạt động của Butylscopolamine gây suy nhược hệ thần kinh trung ương (CNS depressant)

Nguồn tham khảo: en.wikipedia.org; go.drugbank.com.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan