Công dụng thuốc Becorac

Becorac thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, có thành phần mefenamic Acid 250 mg. Thuốc Becorac giúp giảm đau, hạ sốt, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, người dùng cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, và đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Becorac trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Becorac là gì?

1.1 Becorac là thuốc gì?

Becorac là thuốc dùng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Becorac có số Visa thuốc-Số đăng ký-SĐK: VD-28410-17 là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre - VIỆT NAM.

Thuốc Becorac được bào chế ở dạng:

  • Đóng gói thuốc hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén bao phim.
  • Thuốc Becorac chứa thành phần Mefenamic acid 250mg và được đóng gói dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng 250mg

Thuốc Becorac được khuyến cáo dùng ở những người trưởng thành.

1.2. Thuốc Becorac có tác dụng gì?

Thuốc Becorac có thành phần chính Mefenamic acid, dùng trong điều trị để làm giảm các chứng đau do thần kinh từ mức độ nhẹ đến trung bình như:

Chống chỉ định dùng thuốc Becorac trong trường hợp:

  • Những người bệnh quá mẫn cảm với thành phần hay tá dược nào có trong thuốc Becorac.
  • Người bệnh bị suy chức năng gan và suy chức năng thận.

2. Cách sử dụng của Becorac

2.1. Cách dùng thuốc Becorac

  • Thuốc Becorac có dạng viên nén, nên được dùng bằng đường uống.
  • Uống thuốc Becorac với lượng nước lọc vừa đủ, nên dùng uống vào các bữa ăn hoặc là theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên bẻ vụn, nghiền nát viên thuốc hay trộn với hỗn hợp khác để uống (nhất là đối với dạng thuốc bào chế viên bao phim giải phóng chậm).
  • Người bệnh không tự ý thêm hoặc bớt liều khuyến cáo.
  • Đọc kỹ tờ rơi đã đi kèm với hộp thuốc Becorac trước khi người bệnh sử dụng.

2.2. Liều dùng của thuốc Becorac

  • Liều dùng Becorac thông thường: Mỗi lần uống từ 250mg - 500mg x 3 lần/ ngày.
  • Mỗi đợt trị liệu người bệnh không nên kéo dài hơn 7 ngày.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Becorac:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Becorac thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Becorac đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Becorac quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Becorac

  • Do đôi khi có thể gây ra các biểu hiện nặng ở dạ dày - ruột khi dùng cho người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông máu, nên đặc biệt theo dõi sự xuất hiện và các triệu chứng trên đường tiêu hóa.
  • Trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày - ruột, cần phải ngưng thuốc lập tức.
  • Nếu xảy ra vấn đề tiêu chảy có liên quan đến việc dùng thuốc Becorac, người bệnh nên ngừng việc điều trị.
  • Phải thận trọng khi sử dụng Thuốc Becorac có thành phần Acid mefenamic trong các bệnh nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngay cả khi được kiểm soát tốt do Mefenamic acid có thể sẽ làm giảm đi khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể và chống lại nhiễm trùng hoặc che lấp các dấu hiệu và triệu chứng thông thường của bệnh nhiễm trùng.
  • Tính an toàn và hiệu quả ở những trẻ em có độ tuổi dưới 14 tuổi vẫn chưa được xác định

Thận trọng hơn khi dùng:

  • Nếu cần có thể giảm liều lượng Becorac ở những người lớn tuổi.
  • Ở một số người có thể sẽ xảy ra cơn hen suyễn, có thể là do dị ứng với Aspirine hay với các thuốc kháng viêm không steroid. Chống chỉ định thuốc Becorac trong những trường hợp này.
  • Khi bắt đầu việc điều trị với Becorac, cần phải tăng cường theo dõi thể tích bài niệu và chức năng ở thận của những người bệnh bị suy tim, suy gan, suy thận mạn tính hoặc lớn tuổi.
  • Dùng Thuốc Becorac có thể gây ra chóng mặt và ngủ gật. Vì vậy những người bệnh khi dùng thuốc không nên lái xe hay vận hành các máy móc.
  • Ở người, không thấy có các tác dụng gây dị dạng đặc biệt nào đã được ghi nhận. Tuy nhiên, cần phải làm thêm nhiều nghiên cứu về dịch tễ học để kết luận chắc chắn là không có nguy cơ này. Trong quý 3 của thời kỳ mang thai, tất cả các loại thuốc ức chế tổng hợp prostaglandine đều có thể sẽ gây hại đến mẹ và thai nhi. Do đó, cần đặc biệt thận trọng trong trường hợp này. Nếu muốn sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
  • Khi nuôi con bú: Thuốc kháng viêm không steroid được bài tiết qua đường sữa mẹ. Do đó nên thận trọng và tránh kê toa cho những phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Becorac

Quá trình sử dụng Becorac, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Trên dạ dày ruột:

  • Tiêu chảy, buồn nôn kèm theo ói và đau dạ dày.
  • Chán ăn, ợ nóng, bụng đầy hơi, táo bón và loét đường tiêu hóa có xuất huyết hoặc không.

Phản ứng quá mẫn:

  • Trên da: Ban hoặc mẩn ngứa...
  • Đường hô hấp: Có thể xảy ra các cơn hen phế quản ở một số người, nhất là những người bệnh bị dị ứng với aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Tác dụng ở thận: Suy thận, hoại tử nhú thận đã được ghi nhận ở một số người lớn tuổi và bị mất nước. Hạn hữu có thể gặp: Đái ra máu và khó tiểu tiện.
  • Tác dụng trên cơ quan tạo máu: Thiếu máu tán huyết, giảm hematocrit, giảm bạch cầu, h tăng bạch cầu ái toan, ban xuất huyết tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể và giảm sản tủy.
  • Tác dụng ở hệ thần kinh trung ương như: Chóng mặt, ngủ gật, căng thẳng, và nhức đầu, rối loạn thị giác.
  • Các tác dụng khác như: Mắt ngứa, đau tai, ra nhiều mồ hôi, bất thường chức năng gan nhẹ, tăng nhu cầu về insulin ở người bệnh bị tiểu đường, đánh trống ngực, khó thở và mất khả năng nhìn màu (hồi phục khi ngưng thuốc).

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Becorac và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Becorac

Dùng đồng thời thuốc Becorac với các thuốc được liệt kê bên dưới đây, cần phải tăng cường theo dõi tình trạng lâm sàng, và sinh học của người bệnh.
Không nên phối hợp:

  • Thuốc chống đông dạng uống, hoặc heparine dạng tiêm: Làm tăng nguy cơ xuất huyết, do thuốc kháng viêm không steroid ức chế chức năng của tiểu cầu, đồng thời tấn công đến niêm mạc dạ dày-tá tràng. Nếu buộc phải phối hợp và cần theo dõi lâm sàng hay sinh học chặt chẽ.
  • Các loại thuốc kháng viêm không steroid khác, kể cả các salicylate ở liều cao: Tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng.
  • Lithium (mô tả cho rất nhiều thuốc kháng viêm không steroid): Tăng lithium huyết có thể đến các giá trị gây ra độc, do làm giảm sự bài tiết lithium ở trong thận. Nếu cần, theo dõi chặt chẽ lithium huyết, và chỉnh liều lithium trong thời gian phối hợp và sau khi ngừng dùng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Methotrexate liều cao hơn 15mg trên tuần: Tăng độc tính trên máu của methotrexate do làm giảm đi sự thanh thải chất này ở thận.
  • Ticlopidine: Tăng nguy cơ gây ra loét và xuất huyết tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng. Nếu buộc phải phối hợp, cần tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học, kể cả thời gian máu chảy.

Thận trọng khi phối hợp:

  • Thuốc lợi tiểu: Có nguy cơ gây ra suy thận cấp ở người bệnh bị mất nước, do giảm lọc ở cầu thận tiếp theo việc giảm tổng hợp prostaglandin ở thận. Cung cấp nước cho người bệnh và theo dõi chức năng ở thận trong thời gian đầu điều trị phối hợp.
  • Pentoxifylline: Tăng nguy cơ xuất huyết. Cần tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra thường xuyên thời gian máu chảy.
  • Zidovudine: Tăng độc tính trên dòng hồng cầu, do các tác động lên các hồng cầu lưới hoặc gây thiếu máu nặng xảy ra sau 8 ngày dùng thuốc kháng viêm không steroid. Kiểm tra công thức máu và lượng hồng cầu lưới sau 8 đến 15 ngày dùng thuốc kháng viêm không steroid.

Lưu ý khi phối hợp:

  • Thuốc trị cao huyết áp như: Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển và thuốc lợi tiểu: Làm giảm hiệu lực của thuốc trị cao huyết áp.
  • Dụng cụ đặt trong tử cung: Còn đang tranh cãi về khả năng có thể sẽ làm giảm tác dụng của các dụng cụ đặt trong tử cung.
  • Thuốc làm tan huyết khối: Tăng nguy cơ sự xuất huyết.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Becorac thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Becorac phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Becorac

  • Thời gian bảo quản thuốc Becorac là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc Becorac ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng, tránh môi trường có tính acid.
  • Để Becorac xa tầm tay của trẻ em và những vật nuôi trong nhà.
  • Trước khi dùng thuốc Becorac nên xem kỹ hạn dùng của thuốc. Tuyệt đối không được dùng thuốc Becorac khi đã hết hạn sử dụng được in trên bao bì.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Becorac, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Becorac điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

440 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan